Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn_ du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ_893477 (Trang 43 - 49)

Hiện nay, khách du lịch đến với Cần Giờ chỉ với mục đích là nghỉ dưỡng vào cuối tuần, thưởng thức hải sản tươi sống… vì chưa có loại hình du lịch nào hấp dẫn. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút du khách là một việc làm hết sức

cần thiết trong 05 năm tới. Các loại hình được ưu tiên phát triển như:

Du lịch Nhà - Vườn:

- Duy trì diện tích vườn cây ăn trái là 300ha, chủ yếu là cây xoài và mãng cầu. Hàng năm, nông sản thu được từ 900 - 1.000 tấn, trong đó, xồi chiếm 35% - 40%. Nơng dân ln được hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật trồng trọt để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du khách.

- Xây dựng phương án và đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nơng dân phát triển mơ hình du lịch Nhà - Vườn. Từ đó, có thể chọn một số hộ dân làm mơ hình thí điểm và tổ chức chuyến tham quan, học kinh nghiệm quản lý, phát triển, xây dựng mơ hình du lịch nhà - Vườn ở các tỉnh miền Tây. Sau đó có thể áp dụng, cải tạo thành một mơ hình mới phù hợp với địa phương.

- Các cơ quan ban ngành huyện phối hợp với các Sở ngành chức năng của thành phố nghiên cứu giống xoài ra quả trái vụ kéo dài từ tháng 01 đến tháng 4 hàng năm nhằm tăng nguồn thu cho nông dân và kéo dài mùa du lịch Nhà - Vườn. Đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm xồi Cần Giờ, mắm tơm chua, khơ cá dứa… trở thành món đặc sản nổi tiếng ở TP.HCM và cả nước.

Du lịch đường sông:

Tận dụng thế mạnh sơng rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng phịng hộ, thơng thương giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông, là mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền và người dân địa phương, cần phải:

- Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành trong công tác quy hoạch, xây dựng các dự án khả thi phát triển tour, tuyến du lịch đường sông. Cần phải chú trọng công tác xử lý tốt việc cấp thoát nước và chất thải của các cụm dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu vực nuôi chim yến… nằm sát bờ sông.

- Căn cứ quy hoạch và các dự án khả thi phát triển du lịch đường sông ở các vùng trọng điểm du lịch, phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu tư

phát triển hạ tầng du lịch đường sơng, trước mắt là xây dựng các bến tàu có đủ điều kiện để đón các tàu thuyền du lịch.

- Tiếp tục xây dựng các chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sơng nước đặc thù, tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao để phát triển.

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch đường sông Cần Giờ, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, tạo thị trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.

- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể

thao và Du lịch thành

phố cùng các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố khảo sát tuyến du lịch đường sông nhằm xác định những tuyến khả thi nhất để các đơn vị đưa vào khai thác trong năm 2011 và năm 2012.

Du lịch tín ngưỡng:

Phát huy đặc điểm một nền văn hóa lâu đời với kho tài nguyên nhân văn phong phú được chia thành các nhóm: di tích văn hóa khảo cổ như Giồng Am, Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ và nhiều di tích văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa, miễu, thánh thất… đặc biệt là Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác và Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ. Với đặc điểm đó, việc nghiên cứu phát triển du lịch tín ngưỡng là một việc làm cần thiết nhằm phát huy thêm thế mạnh cho ngành du lịch Cần Giờ, cần phải:

- Tập trung đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các đình, chùa về tín ngưỡng, tôn giáo: Lăng ông Thủy Tướng; đầu tư nâng cấp Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ, các đình, chùa được cơng nhận di tích văn hóa trên địa bàn huyện.

- Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, trùng tu, sửa chữa các khu di tích, cần đưa các điểm trên để khai thác phục vụ du lịch bằng cách kết nối với các công ty lữ hành xây dựng các tour, tuyến điểm tham quan các di tích tín ngưỡng nhằm góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch.

Du lịch sinh thái nông nghiệp: được quy hoạch phát triển tại 04 xã phía bắc,

với diện tích khoảng 28.710ha đất nơng - lâm - ngư nghiệp, phát triển theo mơ hình du lịch sinh thái nơng nghiệp, đến nay đã có 07 doanh nghiệp lập dự án quy hoạch đầu tư

với tổng diện tích 565ha, trong đó có 01 doanh nghiệp đã hồn thành dự án đưa vào khai thác (điểm Du lịch sinh thái Cát Xanh), diện tích 2,3ha, thu hút được khoảng 6.000 lượt

khách tham quan mỗi năm.

Du lịch Mice (Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng): được thực hiện ở 02 khu Resort

03 sao (Resort Phương Nam và Resort Cần Giờ) đã thu hút được 2.500 khách đến hàng năm, trong đó có đồn khách đến từ các nước Nhật, Anh, Hàn Quốc, Colombia. Loại hình du lịch này có chiều hướng phát triển tốt trong các năm tới nếu cơ sở hạ tầng huyện được đầu tư tốt.

Tặng phẩm, hàng lưu niệm: ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về mẫu

mã, được sản xuất từ các sinh vật biển của các loài nhuyễn thể, ốc, đồi mồi… Các sản phẩm đặc trưng của huyện như thủy sản các loại, xồi, mãng cầu, khơ cá dứa, mực và các loại khô hải sản khác được bày bán nhiều nơi đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách tham quan.

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ đang thí điểm sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách như bàn, ghế được chế tác từ cây rừng ngập mặn với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau; các hàng hóa thủ cơng như hàng thủ cơng lắp ghép kiến trúc, hình ảnh được chế tác từ các nguyên vật liệu từ rừng như hình người, hình chim thú… nhằm giới thiệu đến du khách về mơi trường, cảnh quan thiên nhiên Rừng phịng hộ Cần Giờ. Tuy nhiên, quy mơ sản xuất cịn nhỏ, chủ yếu phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá đối với du khách đến tham quan rừng phòng hộ, chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng Cần Giờ để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trên địa bàn huyện.

Phát triển mơ hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng tại địa phương: làng nghề cá (xã Thạnh An), nghề muối (xã Lý Nhơn), làng nuôi chim yến (xã Tam Thôn Hiệp)… việc đưa nét đặc trưng này để khai thác du lịch là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Xây dựng các tour, tuyến đưa du khách tham quan mơ hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với tìm hiểu đời sống các hộ dân giữ rừng; du lịch sinh thái nông

nghiệp với mơ hình vườn - ao - du lịch kết hợp với tìm hiểu các làng nghề…

Một phần của tài liệu Luận văn_ du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ_893477 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w