.Tổ chức quản lý quy hoạch và quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu Quy hoach du lich TP vung tau (Trang 33 - 38)

- Tổ chức công bố, công khai quy hoạch đến mọi tầng lớp xã hội.

- Xây dựng và ban hành chương trình phát triển du lịch nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển du lịch, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện.

- Định hướng và phát triển một số doanh nghiệp, loại hình dịch vụ mang điểm nhấn, đầu tàu cho các doanh nghiệp du lịch địa phương, trong đó chú trọng doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú chất lượng cao, điểm dịch vụ vui chơi giải trí.

- Các giải pháp tăng cường, thúc đẩy phát triển du lịch thông qua nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch, tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn để thu hút khách: hỗ trợ, tháo gỡ

khó khăn cho doanh nghiệp du lịch.

3.2.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về du lịch

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch, ứng dụng trong thống kê dữ liệu du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; ứng dụng khoa học công nghệ GIS, RS trong kiểm kê, đánh giá và phân loại tài nguyên, lĩnh vực sản phẩm và thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước.

- Hợp tác quốc tế về phát triển du lịch: Mở rộng và đa dạng hóa loại hình hợp tác, lĩnh vực hợp tác để phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường khách.

3.2.7. Hợp tác liên kết vùng

- Chú trọng liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hợp tác, liên kết và trao đổi kinh nghiệm xây dựng, ban hành cơ chế chính sách phát triển du lịch; liên kết xúc tiến quảng bá thị trường du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.2.8. Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm và mơ hình kinh doanh du lịch

- Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch và triển khai chiến lược xúc tiến quảng bá tại các thị trường truyền thống. Xây dựng hệ thống các công ty, hãng lữ hành mạnh và có năng lực trong việc thu hút khách du lịch, trong đó chú trọng các hãng lữ hành quốc tế.

- Tăng cường phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao tại các cụm du lịch, đặc biệt chú trọng tại các khu du lịch quốc gia, đơ thị du lịch Vũng Tàu, khu du lịch Chí Linh. Xây dựng các khu dịch vụ vui chơi giải trí tập trung, có quy mơ, tầm cỡ để thu hút rộng rãi khách du lịch. Xây dựng sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch đường sông, hồ và các khu du lịch sinh thái. Xây dựng thương hiệu: “Du lịch biển” thành sản phẩm đặc trưng cho du lịch của địa phương.

- Phát triển mơ hình du lịch lưu trú tại nhà dân (homestay): tập trung các khu vực nơng thơn, khu vực làng chài có tiềm năng tài nguyên, sinh hoạt cộng đồng, làng nghề truyền thống hoặc gần các điểm tài nguyên du lịch khác, các di tích lịch sử như tại các phường, xã trên địa bàn như: Làng chài Bến Đá- Bến Đình, Làng bè Sơng Chà Và- xã đảo

Long Sơn. Sản phẩm du lịch được tạo ra là lưu trú, sinh hoạt tại nhà dân; các món ăn truyền thống gắn liền với địa phương, tham quan làng nghề.

3.2.9. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường: Ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý tài nguyên và môi trường trong kiểm kê tài nguyên du lịch, trong việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân loại rừng, cảnh báo vùng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch.

- Sử dụng các vật liệu, trang thiết bị ít tác động đến mơi trường trong hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, du khách và cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hiện tượng gây ô nhiễm trong hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch.

- Vận động và thu hút vốn đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực môi trường du lịch hoặc tại các khu du lịch.

3.2.10. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng cảng chuyên dùng đón khách tàu biển quốc tế và khu dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Ưu tiên đầu tư hệ thống cảng và tàu khách kết nối Vũng Tàu với thành phố Hồ Chí Minh, và Cơn Đảo khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tàu khách chất lượng cao kết nối thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, Vũng Tàu - Cơn Đảo.

- Đầu tư xây dựng cơ sở thu gom, xử lý nước thải tại các khu du lịch, trước mắt tập trung khu du lịch ven biển và khu du lịch Chí Linh.

- Có chính sách đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối giữa các khu du lịch, cơ sở thu gom, xử lý chất thải.

3.2.11. Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng đối với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong phát triển du lịch biển dâng trong phát triển du lịch

- Lập quy hoạch ven biển xác định vùng ảnh hưởng trong từng giai đoạn để xác định hành lang an tồn, tránh các địa điểm xói lở bờ biển và sạt lở đất.

- Các dự án mới về phát triển du lịch cần tính đến hệ quả của nước biển dâng. Tính tốn thiết kế cơng trình và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phải tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch trong khn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; tiến tới thực hiện, lồng ghép các phương án thích ứng với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch cấp vùng và tỉnh.

3.2.12. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng

- Phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu 7 trong quá trình thực hiện các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư để bảo đảm phát triển du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa ngành Du lịch, chính quyền địa phương với ngành Công an theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL ngày 22/7/2009 giữa Bộ công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.

- Phối hợp và trao đổi thường xuyên với các ngành Ngoại giao, Bộ đội Biên phòng, Quân khu 7 về định hướng không gian và khai thác tài nguyên biển cho phát triển du lịch.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

KẾT LUẬN

Vũng Tàu đã và đang tập trung các nguồn lực vào phát triển du lịch, thu hút rất nhiều dự án đầu tư, khai thác tại các khu bảo tồn, khu vực có nguồn tài nguyên. Chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện, tạo môi trường du lịch thân thiện và an toàn, thu hút du khách đến với thành phố. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện theo những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững, địi hỏi phải có nỗ lực, cố gắng và sự đồng tâm nhất trí giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân thành phố và du khách trong việc triển khai các giải pháp. Chắc chắn rằng, trong thời gian tới, Vũng Tàu sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, vươn ra tầm khu vực và thế giới.

Đề án phát triển du lịch Vũng Tàu được thực hiện tốt sẽ là nền tảng cho du lịch cho Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Hải Yến (2013), Quy hoạch du lịch, NXB giáo dục.

2. Lê Bá Huy (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật.

3. Website Sở Du lịch Tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu http://sodl.baria-vungtau.gov.vn/

4. Thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) hướng đến đô thị du lịch của cả nước https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/36929

Một phần của tài liệu Quy hoach du lich TP vung tau (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w