CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ĐĂK HÀ
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA
2.2.3. Quy định về lãi quá hạn
Lãi suất nợ (gốc) quá hạn là một trong những nội dung thường xảy ra tranh chấp nhiều nhất trong hoạt động tín dụng. Trên thực tế việc áp dụng cách tính lãi suất nợ q hạn cịn nhiều vấn đề chưa được rõ ràng. Hiện nay trong pháp luật Việt Nam có hai quy định khơng thống nhất về cách thức tính lãi suất q hạn. Theo đó, có nhiều tranh chấp xảy ra về cách tính lãi suất nợ quá hạn mà nhiều bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vì lí do này. Trên thực tế, cơ quan tài phán khơng hồn tồn cũng nhất qn trong quá trình giải quyết. Việc áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành hay quy định của BLDS cũng chứng tỏ khơng ít sự lúng túng của cơ quan có thẩm quyền.
Ngày 16/6/2010, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12). Tại Khoản 2 Điều 91 Luật này quy định trực tiếp về lãi suất thỏa thuận, không điều chỉnh thông qua các văn bản dưới luật như trước đây. Điều này chứng tỏ luật chuyên ngành (quy định trực tiếp vấn đề lãi suất) được áp dụng để cho phép TCTD thỏa thuận lãi suất cho vay lớn hơn 150% lãi suất cơ bản mà không chịu sự chi phối của Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 nữa. Đồng thời cũng đảm bảo về tính giá trị pháp lí tương đương giữa hai văn bản luật. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 lại không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn, như vậy các bên trong quan hệ tín dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp vẫn áp dụng Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 hoặc Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm theo thông tư 39/2016/NHNN. Trở lại với hai căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lí của các văn bản pháp luật.
Vấn đề vướng mắc ở đây là hiện nay các TCTD và người đi vay được phép thỏa thuận lãi suất cho vay, tình trạng lãi suất trong hạn cao hơn 150% lãi suất cơ bản rất dễ xảy ra. Nếu sử dụng mức trần 150% lãi suất cơ bản theo BLDS 2005 để xác định lãi suất quá hạn thì sẽ xảy ra trường hợp lãi suất quá hạn thấp hơn lãi suất trong hạn. Đây là một điều hoàn tồn bất hợp lí vì xuất phát từ ý nghĩa là một cách chế tài đối với việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn nên lãi suất đối với khoản nợ quá hạn phải luôn cao hơn lãi suất trong hạn.
Hiện nay, đối với các HĐTD kí kết và thực hiện trước khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận, cơ sở pháp lí mà đa số các tịa án áp dụng để xác định lãi suất nợ quá hạn là Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 trên thực tế các TCTD là người bị thiệt thòi. Với những HĐTD kí kết và thực hiện sau khi NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận lại có thể xảy ra tình huống lãi suất trong hạn vượt quá 150% lãi suất cơ bản như đã phân tích ở trên thì việc áp dụng BLDS 2005 lại trở nên khơng phù hợp. Do đó, theo quan điểm cá nhân của tác giả, nhà làm luật cần quan tâm đến việc thống nhất các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng và thuận lợi hơn cho cơ quan tài phán khi giải quyết các tranh chấp về lãi suất. Tại thời điểm này, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 chưa phát sinh hiệu lực, TCTD và khách hàng vẫn áp dụng Thông tư số 39/2016/TT-NHNN để thỏa thuận lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật.
22
Tại văn bản hướng dẫn này nên quy định rõ lãi suất đối với khoản nợ quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong hạn trong HĐTD. Với hướng dẫn cụ thể như vậy, các vấn đề được giải quyết là các TCTD sẽ không phải lo lắng về việc tranh chấp xảy ra và cơ quan tài phán đều tuyên điều chỉnh lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản gây giảm sút lợi nhuận của TCTD. Những HĐTD phát sinh tranh chấp mới bị điều chỉnh lãi suất q hạn, cịn những HĐTD khác thì khách hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Nghĩa là quy định của BLDS chỉ điều chỉnh được một bộ phận trong số lượng lớn các quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn, từ đó cho thấy quy định này khơng thực sự phát sinh hiệu quả trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lí luận ở chương 1, chương 2 báo cáo đã tập trung trình bày những thực trạng về tranh chấp lãi suất trong HĐTD, từ đó đề ra những kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề này. Thực trạng tranh chấp về lãi suất trong HĐTD được trình bày ở ba khía cạnh sau:
Thứ nhất, trong HĐTD thỏa thuận lãi suất cố định và thời hạn vay chưa kết thúc mà bên vay yêu cầu giảm lãi suất hoặc TCTD yêu cầu điều chỉnh tăng lãi suất cho vay khiến tranh chấp nảy sinh.
Thứ hai, có sự bất đồng quan điểm trong việc xác định mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn giữa các bên giao kết HĐTD và cả cơ quan chức năng khi xét xử.
Thứ ba, những tranh chấp trong việc xác định lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn.
Để minh họa cho các tranh chấp, tác giả đã trình bày và phân tích một số vụ việc cụ thể, đồng thời đưa ra một số bản án tiêu biểu trong đó tranh chấp và vướng mắc ở nhiều khía cạnh. Phục vụ cho việc phân tích theo tiêu chí khía cạnh tranh chấp, tác giả đã tách từng vụ việc thành nhiều phần tương ứng để phân tích. Trên cơ sở đó, phần tiếp theo tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục và hạn chế các tranh chấp về lãi suất ở năm nội dung:
Những thực trạng và kiến nghị được trình bày tại chương 2 tuy khơng hồn tồn đầy đủ nhưng tác giả đã cố gắng thể hiện tương đối các khía cạnh trong tranh chấp về lãi suất trong HĐTD.
24
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP