TÌNH HÌNH TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀ

Một phần của tài liệu Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại văn phòng Luật sư Sài Gòn An Nghiệp (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SÀI GÒN AN NGHIỆP

3.1. TÌNH HÌNH TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀ

SẢN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SÀI GÒN AN NGHIỆP

Tại văn phòng Luật sư Sài Gòn An Nghiệp, trong khoảng thời gian 05 năm trở lại (từ năm 2017 - 2022) văn phòng đã tiếp nhận khá nhiều các vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Trung bình 8-10 vụ/năm. Cụ thể: năm 2017: 03 vụ tại thành phố Kon Tum và 02 vụ tại các huyện lân cận; năm 2018: 07 vụ tại khu vực thành phố Kon Tum; năm 2019: 10 vụ tại các huyện xung quanh thành phố Kon Tum; năm 2020: 02 vụ tại thành phố Quảng Ngãi và 05 vụ tại tỉnh Kon Tum; năm 2021: 08 vụ tại thành phố Kon Tum và các huyện lân cận. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tại thành phố Kon Tum Các huyện tại Kon Tum Ngoài Kon Tum

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng các vụ án liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại văn phòng luật sư Sài Gòn An Nghiệp

Theo nghiên cứu tại cơ sở trong q trình thực tập, có thể rút ra một số nhận xét về đặc điểm chung về các vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản như sau:

Về độ tuổi và giới, đa số các vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản đều bắt nguồn từ sự nhẹ dạ cả tin của người bị hại, người bị hại đa phần là nữ giới tuổi từ 30-50 và các đối tượng vay tiền các bị hại xong tìm lý do thối thác, chậm trả tiền hoặc thậm chí bỏ trốn khỏi nơi cư trú .

Về địa bàn, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này. Ban đầu chúng sẽ tiếp cận các bị hại để bị hại thân thiết hơn với mình sau đó sẽ lấy cớ mượn tiền họ. Lúc đầu chúng chỉ mượn những số tiền nhỏ lẻ và sẽ trả đúng hạn để tạo niềm tin với con mồi sau đó mượn số tiền lớn hơn rồi bỏ trốn hoặc tìm cớ hỗn trả nợ.

22

Có thể thấy, thủ đoạn của các đối tượng này hết sức tinh vi nhằm đánh lừa con mồi. Chúng đa phàn sẽ chỉ tập trung vào phụ nữ bởi bản chất của phụ nữ thường hành động theo cảm tính và sống tình cảm. Chỉ cần tỏ ra thân thiết thì các con mồi tự động sa lưới.

So với quý trước thì từ tháng 01/2022 đến nay, số lượng vụ án liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản có nguy cơ tăng rõ rệt. Đa phần do những nguyên nhân chủ quan từ phía các bị hại trong đó có thể kể đến là sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật về tranh chấp tài sản.

Nhiều vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản là người thân của nhau: Cô cho cháu mượn tiền khơng có giấy tờ đảm bảo, mẹ cho con tiền mong con phụng dưỡng về già nhưng con nhận tiền xong thì ngược đãi mẹ... những vụ việc hết sức đau lòng và văn phòng An Nghiệp là người đại diện đứng ra bảo vệ cho những con người thiệt thịi đó, giành lại cơng bằng cho họ.

Trong những tháng đầu năm 2022 văn phịng đã đóng góp lớn trong việc giải quyết các tranh chấp hợp dồng vay tài sản của khách hàng và phần nào đòi lại được số tiền mà họ cho các đối tượng vay mượn. Đồng thời cũng có những buổi chia sẻ, tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp tài sản để mọi người có hiểu biết thêm.

Ngồi những vụ việc khi văn phịng tham gia đại diện giành được thành quả xứng đáng thì bên cạnh đó cũng có khơng ít những vụ án địi hỏi sự kiên trì, nhanh trí từ luật sư và các chuyên viên bởi các đối tượng đã đi khỏi nơi cư trú hoặc tài sản của các đối tượng khơng đảm bảo được khả năng hồn trả nợ. Việc này địi hỏi phải có những biện pháp cấp tốc, sự nhạy bén để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.

Các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý luôn mong muốn được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc, tìm ra giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách phù hợp, hiệu quả nhất cho bản thân đòi hỏi các chuyên viên phải nắm rõ tam lý để có cách tư vấn phù hợp.

Việc tư vấn hướng giải quyết cho khách hàng cũng gặp khá nhiều khó khăn khi họ chỉ là người dân lao động bình thường và họ sợ khi phải làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước để giải quyết vụ việc. Nhiều người tìm đến văn phòng tư vấn nhưng khi nhận được sự tư vấn họ ln có suy nghĩ khơng muons tiếp nhận thông tin hoặc tiếp nhận một cách hời hợi dẫn đến việc ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân. Thêm vào đó, đa phần khách hàng là DTTS nên sự bất dồng ngôn ngữ là không tránh khỏi dẫn đến việc không hiểu những điều tư vấn viên nói.

3.2. NHỮNG VƯỚNG MẮC CỊN TỒN TẠI TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SÀI GÒN AN NGHIỆP

Những vướng mắc trong quan hệ Luật sư với khách hàng trong thực tế thường gặp là vướng mắc về thù lao, các biểu hiện cụ thể như sau:

- Trường hợp giữa Luật sư và khách hàng thiết lập hợp đồng dịch vụ pháp lý lỏng lẻo, thiếu những điều khoản cụ thể cần thiết dẫn đến khó xác định một cách rành mạch, rõ

23 nét quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Trường hợp công việc đã hồn tất, khách hàng khơng muốn thực hiện cam kết trong hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán (nhất là vấn đề thưởng khi đạt được mục tiêu trong vụ việc dân sự, kinh tế).

- Trường hợp chấm dứt nửa chừng việc thực hiện hợp đồng.

- Trường hợp phải thay thế luật sư này bằng một luật sư khác trong cùng một tổ chức hành nghề đối với một vụ việc cụ thể.

- Trường hợp kết thúc vụ việc pháp lý nhưng kết quả không như mong muốn của khách hàng nhưng luật sư đã thực hiện hết những công việc cần thiết.

- Trường hợp xuất hiện những nhân tố mới phát sinh trong vụ việc...

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SÀI GÒN AN NGHIỆP

Để ngăn chặn và giải quyết tốt các vướng mắc, tranh chấp hoặc khiếu kiện với khách hàng, Luật sư cần nắm vững kiến thức pháp luật, có kỹ năng hành nghề tốt và tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nhất là các vấn đề cụ thể như sau:

- Đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Đây là khâu rất quan trọng nhưng rất tiếc thời gian qua khá nhiều tổ chức hành nghề đã sơ xuất hoặc thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên đã phát sinh nhiều vướng mắc, tranh chấp với khách hàng.

Ngoài việc tuân thủ các nội dung cơ bản theo Điều 26 của Luật Luật sư, khi đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, cần phải lưu ý mô tả rõ ràng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của hai bên, dự kiến các tình huống có thể phát sinh cũng như các nguyên tắc, giải pháp cụ thể để có thể khắc phục, giải quyết tốt các tình huống đó.

- Vấn đề nhiều khách hàng mời một luật sư.

Trường hợp nhiều khách hàng mời một Luật sư trong một vụ việc tư vấn hoặc tranh tụng xảy ra khơng ít trong thực tiễn. Có trường hợp có vài chục, thậm chí hàng trăm khách hàng cùng mời một Luật sư tham gia tố tụng, ví dụ trong vụ án địi tiền bồi thường thu hồi đất của các hộ dân trong phạm vi vài xã, hoặc những người bị hại trong một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một trường hợp đã xảy ra cách đây vài năm: một tổ chức hành nghề kết hợp với vài chủ thể khác (do tổ chức hành nghề đứng tên ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng) trong việc đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh trả hết phần tiền do thu hồi đất của nhiều hộ dân trong phạm vi một số xã, với tổng số tiền khoảng 18 tỷ đồng. Vấn đề này ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản khẳng định việc tỉnh giữ lại số tiền này là cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Số lượng hộ dân rất đông tới hàng trăm hộ, đã làm giấy ủy quyền cho một nhóm người đứng ra ký kết hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, nội dung là tổ chức hành nghề được hưởng 50% giá trị địi được. Sau đó, ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định trả lại số tiền này cho người dân. Khi các hộ dân nhận được tiền và trả cho tổ chức hành nghề được khoảng vài tỷ đồng thì trong cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo tỉnh tuyên bố

24

người dân đương nhiên được nhận số tiền này, luật sư khơng có vai trị gì, nên các hộ dân đã khơng tiếp tục trả tiền cho luật sư nữa. Khi đó cũng xuất hiện vướng mắc, không thống nhất giữa tổ chức hành nghề với vài chủ thể khác đã tham gia cùng giải quyết dịch vụ này. Vướng mắc và tranh chấp nhiều bên đã xảy ra.

Như vậy, để tránh tranh chấp xảy ra, phải thiết lập hợp đồng đầy đủ, rõ ràng.

Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu các chủ thể làm giấy ủy quyền cho người đại diện đúng theo quy định của pháp luật. Nếu khơng xác định rõ, có thể phát sinh tranh chấp khi những người này không thống nhất về quan điểm xem xét giải quyết vụ việc.

Trường hợp một luật sư vì lý do khách quan khơng thể tham gia một thời điểm tố tụng nào đó hoặc trường hợp phải thay đổi luật sư này bằng một luật sư khác trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đều là những vấn đề luật sư cần phải cân nhắc và thống nhất ngay từ khi đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.

- Giải quyết vướng mắc với khách hàng.

Vướng mắc giữa luật sư với khách hàng phổ biến nhất là tranh chấp vấn đề thù lao. Bởi vậy, khi đàm phán và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư phải nêu rõ căn cứ và phương thức tính thù lao, đồng thời xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số tình huống cụ thể. Thực tiễn giải quyết tranh chấp của lĩnh vực này rất phong phú.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp: phải nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tranh chấp, nội dung đã thỏa thuận giữa hai bên liên quan đến việc tranh chấp, nguyên nhân và bản chất của tranh chấp… từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

Trên cơ sở giải pháp đó phải cân nhắc lựa chọn người thực hiện cũng như tiến trình giải quyết, cách thức giải quyết. Cần lưu ý nguyên tắc linh hoạt, mềm dẻo và thiện chí để tránh phát sinh phức tạp kéo dài.

3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SÀI GÒN AN NGHIỆP

Dịch vụ tư vấn pháp luật là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ khách hàng, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp. Trong đó, luật sư ln được coi là người đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình đàm phán. Vậy dể công tác hỗ trợ pháp lý, tư vấn pháp luật được nâng cao chất lượng, Văn phòng Luật sư Sài Gòn An Nghiệp cần:

Cần tăng cường nâng cao trình độ chun mơn, tác phong làm việc của Luật sư cũng như các chuyên viên tại văn phịng để đảm bảo có thể hỗ trợ cho khách hàng về các kiến thức pháp luật liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản một cách nhanh chóng và phù hợp với sự biến đổi theo tình hình phát triển của xã hội.

Văn phòng Luật sư Sài Gòn An Nghiệp cần tỏ chức các hoạt động tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng vay tài sản thơng qua đường dây nóng một cách thường xuyên. Hoạt động này nhằm cung cấp cho người dân các kiến thức cần thiết khi thiết lập hợp đồng vay tài sản và hạn chế tối đa sự tranh chấp.

Khi làm việc với khách hàng cần chú trọng đến các thơng tin mà khách hàng cung cấp để có những hướng giải quyết phù hợp. Không đưa ra kết luận phiến diện về cách giải

25

quyết vấn đề của khách hàng khi chỉ mới nghe họ nói mà khơng tiến hành điều tra xem xét. Cần phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của sự việc.

Cần có những buổi tập huấn, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm khi làm việc với khách hàng đồng thời phải có tâm lý vững trước những thơng tin khách hàng cung cấp để đánh giá một cách khách quan.

Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như TAND, cơ quan công an, VKS,… để kịp thời, nhanh chóng nắm bắt các thơng tin liên quan đến vụ việc của khách hàng để không gây chậm trễ trong công tác bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Đối với kỹ năng tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng vay tài sản là một hoạt động phải có kỹ năng nghề nghiệp cao bởi ngồi có kiến thứ sâu rộng người tư vấn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng hành nghề, kỹ năng đó được hình thành thơng qua việc tham gia một hệ thống đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu và tu bổ qua quá trình rèn luyện trên thực tế. Vậy nên việc thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ giúp chất lượng tư vấn của văn phòng ngày một nâng cao.

Bản chất của dịch vụ tư vấn pháp luật là nghề lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết vấn đề pháp lý mà khách hàng yêu cầu. Do vậy đòi hỏi bản thân người tư vấn phải là người hoạt động dựa trên pháp luật và tuân thủ pháp luật, quy chế, trách nhiệm nghề nghiệp.

Người tư vấn cần yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề cần tư vấn. Những giấy tờ tài liệu này phản ánh trực tiếp đến diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn. Khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ những giấy tờ mà luật sư yêu cầu, thì luật sư cần phải tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu đó. Nếu vấn đề đơn giản, có thể giải quyết được ngay thì luật sư cần phải đưa ra được cái nhìn chung, sự đánh giá tổng thể về vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, tránh kéo dài thời gian của khách hàng. Nếu vấn đề phức tạp, chưa thể giải quyết được ngay, chưa thể đưa ra câu trả lời thì cần hẹn khách hàng vào một ngày khác để trả lời sau khi đã nghiên cứu kỹ hơn.

Trong quá trình nghiên cứu những giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc đang giải quyết, thì luật sư cần lưu ý đến những quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho những lập luận, phương án tư vấn của mình. Việc tra cứu tài liệu tham khảo, tìm ra những quy định của pháp luật làm cơ sở là rất quan trọng, việc đó khẳng định với khách hàng mình tư vấn có cơ sở pháp lý, chứ khơng phải theo cảm tính chủ quan. Việc đó giúp tạo tâm lý an tâm cho khách hàng để giải quyết vụ việc hơn.

Người tư vấn phải đưa ra được những giải pháp cho vấn đề mà khách hàng đang quan tâm. Phân tích, đánh giá những giải pháp đó để giúp cho khách hàng có thể lựa chọn được phương án giải quyết phù hợp nhất.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, trải qua thời gian thực tập tại Văn phòng Luật sư Sài Gòn An Nghiệp thành

Một phần của tài liệu Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại văn phòng Luật sư Sài Gòn An Nghiệp (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)