CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN
2.2.3. Những điểm mới trong quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 so
so với BLHS 1999 về tội Cướp tài sản
So với quy định tại Điều 133 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, thì quy định tại Điều 168 BLHS năm 2015 có một số điểm mới sau:
Thứ nhất, loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt. Về cơ bản khung hình
phạt qui định tại Điều 133 BLHS 1999 và Điều 168 BLHS 2015 khơng có sự thay đổi ở các Khoản 1, 2, 3 của Điều luật: khoản 1 vẫn là mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; khoản 2 từ 7 năm đến 15 năm; khoản 3 từ 12 năm đến 20 năm. Điểm khác biệt lớn nhất về hình phạt được áp dụng là qui định tại khoản 4: khoản 4 Điều 133 Bộ BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù “từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”, cịn tại khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định hình phạt tù “từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, mức hình phạt cao
nhất của tội Cướp tài sản là “Tử hình ”, thì đến Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất chỉ là “Tù chung thân”, hình phạt tử hình khơng cịn được áp dụng đối với người phạm tội Cướp tài sản. Tội Cướp tài sản là một trong 07 tội danh trong Bộ luật hình sự năm 2015 được loại bỏ hình phạt tử hình (ngồi tội cướp tài sản tại Điều 168 cịn có 06 tội danh khác được loại bỏ hình phạt tử hình là: Tội sản xuất, bn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm tại Điều 193; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Điều 249, Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy tại Điều 252; Tội phá huỷ cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia tại Điều 303; Tội chống mệnh lệnh tại Điều 394 và Tội đầu hàng địch tại Điều 399). Việc loại bỏ hình phạt tử hình này là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình, góp
24
phần bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự XHCN, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế đồng thời tạo cơ hội cho người phạm tội được phục thiện, tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ hai, bổ sung và loại bỏ một số tình tiết định khung tăng nặng.
Những tình tiết định khung mới được bổ sung trong tội Cướp tài sản quy định tại Điều 168 BLHS 2015 là:
Điểm e, khoản 2: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc khơng có khả năng tự vệ.
Điểm g, khoản 2: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Điểm c, khoản 3: Lợi dung thiên tai, dịch bệnh.
Điểm d, khoản 4: Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Việc bổ sung những tình tiết định khung tặng nặng này là cần thiết để răn đe cũng như xử lý nghiêm khắc những đối tượng phạm tội nhằm vào người bị xâm phạm là những người yếu thế như trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, đồng thời, thể hiện rõ hơn quan điểm xử lý đối với hành vi phạm tội có những ảnh hưởng xấu, gây tổn hại về chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh trật tự, an tồn xã hội,...
Bên cạnh việc bổ sung các tình tiết định khung mới cụ thể, rõ ràng hơn, Điều luật đã loại bỏ một số tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 là:
Điểm g, khoản 2: Gây hậu quả nghiêm trọng. Điểm c, khoản 3: Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Điểm c, khoản 4: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là những tình tiết định khung mang tính chất định tính khơng rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khi áp dụng trên thực tế đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, các cơ quan tố tụng và cơ quan hữu quan đã phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết, trong đó nhiều trường hợp phải tiến hành giám định, định giá và chờ kết quả mới có cơ sở định tội, định khung hình phạt, gây ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh, xử lý tội phạm. Việc loại bỏ các tình tiết định khung trên ra khỏi điều luật nhằm bảo đảm minh bạch và áp dụng thống nhất, việc luật hóa các quy định hướng dẫn hiện hành nhằm cụ thể các tình tiết định tính, định lượng trong BLHS là hết sức cần thiết. Hiện trong BLHS năm 2015 chỉ còn giữ lại một số các tình tiết định tính, định lượng cần thiết phải quy định ở Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân… để xử lý các trường hợp phạm tội mang tính đặc thù của các nhóm tội phạm này.
Thứ ba, quy định cụ thể việc xử lý hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội trong
Điều luật. Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của tội phạm mà người phạm tội tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện, tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội, hành vi này tuy chưa xâm hại trực tiếp đến khách thể mà pháp luật bảo vệ song là nguy hiểm cho xã hội cần phải được xử lý bằng pháp luật hình sự.
25
Theo quy định của Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999, thì “Người chuẩn bị phạm
một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”. Quy định này nằm trong phần quy định chung của Bộ luật
hình sự năm 1999 và trên thực tế việc áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với hành vi chuẩn bị phạm tội là rất ít, có nơi hầu như khơng có do quy định khơng cụ thể, rõ ràng. Khắc phục hạn chế này, Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định rõ 20 tội danh mà người chuẩn bị phạm tội bị xử lý hình sự trong đó có tội Cướp tài sản. Khoản 5, Điều 168 BLHS năm 2015 qui định: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm”.
Việc bổ sung quy định này vào điều luật là cần thiết vì tội Cướp tài sản là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và cùng một lúc xâm phạm hai khách thể là quyền sở hữu và tính mạng, sức khỏe của con người. Để thực hiện được hành vi cướp tài sản, đa phần người phạm tội phải chuẩn bị công cụ, phương tiện như vũ khí, phương tiện đi lại…nên hành vi có thể bị bại lộ và phải bị xử lý. Do tính chất nguy hiểm của tội phạm nên việc đưa qui định cụ thể việc xử lý hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội ở tội Cướp tài sản tạo cơ sở pháp lý để chủ động ngăn chặn sớm tội phạm xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết thúc chương 2, tác giả đã cho người đọc cái nhìn sâu sắc về tình hình của các tội phạm xâm hại sở hữu lúc bấy giờ, chúng tăng nhanh một cách chóng mặt. Trong đó, tội cướp tài sản ngày càng có tính chất tinh vi và hoạt động ngang nhiên lọng hành hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
26
Tại chương 2 của bài báo cáo tác giả đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản của tội cướp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu nhận biết pháp lý. Bên cạnh đó bài báo cáo đã cho người đọc cảm nhận thật nhất về quá trình hình thành của tội cướp tài sản tại nước ta hiện nay.
Qua đó, người đọc phần nào cảm nhận được sự thay đổi trong tư duy của nhà làm Luật nói chung, và cách diễn đạt mới mẻ của tác giả nói riêng. Qua đó, ta thấy được có sự phát triển trong nhận thức, trong tư duy của các nhà làm luật, của khoa học pháp lý nói chung và sự phát triển của các quy phạm pháp luật về tội cướp tài sản ở nước ta nói riêng. Đó là, từ chỗ có sự phân biệt về mức độ bảo vệ của pháp luật hình sự đối với các loại hình sở hữu thì đến nay pháp luật hình sự đã có sự bình đẳng trong việc bảo vệ đối với mọi loại hình sở hữu.
27
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM - KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
3.1.1. Tình hình phát sinh tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum
Tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể tự vệ được nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi mà có sơ hở về tài sản thì việc mất mát tài sản là không thể tránh khỏi.
Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy rằng số lượng án Tội cướp tài sản do Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum giải quyết qua các năm từ 2017 đến 2021 tăng lên chậm, cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.1. Số liệu tổng kết công tác khảo sát hằng năm về tội cướp tài sản tại Viện Kiểm Sát nhân dân thành phố Kon Tum các năm từ 2017 đến 2021
NĂM KHỞI TỐ SỐ BỊ CAN TÀI SẢN BỊ CƯỚP
2017 50 90 6.245.213.000đ 2018 62 45 9.000.503.000đ 2019 78 67 9.550.263.000đ 2020 90 105 8.145.713.000đ 2021 112 125 3.405.253.000đ Nhận xét:
Trong 05 năm kể từ năm 2017 đến năm 2021 thì tại địa bàn thành phố Kon Tum tội phạm vẫn cịn nhiều có chiều hướng tăng lên đáng kể. Cụ thể là:
- Năm 2017 đến năm 2018 thì số vụ án cướp bị khởi tố tăng lên từ 50 vụ tăng lên 62 vụ, tăng 12 vụ.
- Năm 2018 đến năm 2019 thì số vụ trộm cắp bị khởi tố tăng lên từ 62 vụ tăng lên 78 vụ, tăng 16 vụ.
- Năm 2019 đến năm 2020 thì số vụ trộm cắp tài sản bị khởi tó có tang lên từ 78 vụ tăng lên 90 vụ, tăng 14.
- Năm 2020 đến năm 2021 lại tiếp tục tăng từ 90 vụ lên 112 vụ, tăng 22 vụ. Số bị can tham gia phạm tội cũng tăng lên từ 105 bị can tăng lên 125 bị can, tức là tăng lên 20 người. Về tài sản bị chiếm đoạt do cướp tài sản cũng tăng lên rất nhiều đến thời điểm hiện tại của 5 tháng đầu năm 2021 là 3.405.253.000đ.
28
Bảng 3.2. Biểu đồ về độ tuổi phạm tội từ năm 2017 đến năm 2021
Nhận xét:
Theo bảng thống kê trên thì độ tuổi vi phạm về tội cướp tài sản tại địa bàn thành phố Kon Tum thì độ tuổi vi phạm nhiều là ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Tiếp theo là độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi, ở độ tuổi này số người phạm tội ít hơn và thấp nhất là ở độ tuổi dưới 18 tuổi.
Vào năm 2020, có một vụ án về tội trộm cắp tài sản khá tiêu biểu được có đại diên của Viện Kiểm Sát nhân dân thành phố Kon Tum truy tố như sau:
Thực tiễn xét xử vụ án
Bản án số: 47/2020/HS-ST ngày 08/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum giải quyết về việc tranh chấp về tội cướp tài sản. Được đại diện Viện Kiểm Sát nhân dân truy tố (có bản án kèm theo) [9].
Tóm tắt vụ án:
Sáng ngày 01/4/2020, bị cáo Chu Văn T điều khiển xe mơ tơ, biển kiểm sốt 8IU1- 255.09 đi từ địa phận tỉnh Gia Lai đến tỉnh Kon Tum. Đến khoảng 10 giờ, cùng ngày, bị cáo điều khiển xe mô tô đi ngang qua chốt kiểm dịch liên ngành Sao Mai, thành phố Kon Tum do Tổ liên ngành thành phố Kon Tum đang thực hiện theo Kế hoạch số 911/KH- UBND ngày 24/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc “Thành lập các chốt
kiểm tra và Tổ liên ngành kiểm tra phòng chống dịch COVID - 19 trên địa bản tỉnh Kon Tum" và Kế hoạch số 30/KH-CSGT, ngày 31/3/2020 của Công an thành phố Kon Tum về
việc "Phân công cán bộ cảnh sát phối hợp làm nhiệm vụ trực Chốt số 01 kiểm tra phòng,
chống dịch COVID - 19". Tại đây, các anh Phạm Văn Ch, Nguyễn Ngọc Th và Nguyễn
Nhật Kh (là cán bộ của Đội Cảnh sát giao thông trật tự - Công an thành phố Kon Tum) đang làm nhiệm vụ phối hợp với tổ liên ngành kiểm tra phòng chống dịch COVID - 19 tại Trạm kiểm soát Sao Mai - Quốc lộ 14 (Km 1562+ 500) thuộc thơn 2, xã Hịa Bình, thành phố Kon Tum. Tổ liên ngành ra tín hiệu yêu cầu bị cáo T dừng phương tiện. Sau đó, anh
0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
ĐỘ TUỔI PHẠM TỘI
29
Kh hướng dẫn, yêu cầu bị cáo vào bộ phận y tế do chị Nguyễn Thị Tùng Gi và chị Trần Thúc Lan Tr là cán bộ của Trung tâm y tế thành phố Kon Tum để khai báo y tế, đo thân nhiệt và yêu cầu chấp hành quy định về cách ly chống dịch CoVid 19. Tuy nhiên, bị cáo khơng chấp hành, có thái độ chống đối, nhiều lần tìm cách bỏ trốn nhưng bị phát hiện ngăn chặn (Do trước đó, bị cáo đã sử dụng ma túy sợ bị kiểm tra, cách ly nên tìm cách bỏ trốn) và đến 14 giờ cùng ngày, khi đang chở phương tiện chở về nơi cách ly tập trung thì bị cáo phát hiện 01 xe ơ tơ tải, biển kiểm sốt 81C- 070.48, do anh Lê Văn Ch điều khiển, chở theo bà Nguyễn Thị Th và anh Nguyễn Trọng Th đang dừng bên đường để vào làm thủ tục khai báo y tế. Vì biết lái xe ơ tơ, nên bị cáo này sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe ô tô trên để làm phương tiện bỏ trốn. Quan sát thấy chủ xe và mọi người không để ý, xe ô tô đậu cách xa anh Ch, trên xe khơng có ai nên bị cáo chạy bộ đến xe mở cửa nhảy lên ca - bin xe. Anh Ch phát hiện, truy tìm Ch cùng với anh Kh, anh Th, các anh Trần Đăng Đ, Nguyễn Thanh S (là cán bộ chiến sỹ Cơng an xã Hịa Bình, thành phố Kon Tum) đang có mặt tại chốt liên ngành đuổi theo, ngăn cản. Bị cáo khóa cửa ca - bin và để nổ máy xe, điều khiển xe ô tô bỏ chạy về hướng trung tâm thành phố Kon Tum nên không ngăn cản được. Anh Nguyễn Nhật Kh điều khiển xe ô tổ chuyên dụng, biển kiểm soát 82B- 0754; Anh Nguyễn Ngọc Th điều khiển xe mơ tơ chun dụng, biển kiểm sốt 82A- 000.05, cùng với các anh Nguyễn Thanh S, Trần Đăng Đ đi xe mô tô cá nhân đuổi theo xe của bị cáo. Bị cáo T điều khiển xe ơ tơ chạy được khoảng 300m thì bị anh Kh điều khiển xe ô tô vượt lên, chặn trước đầu xe ô tô của bị cáo. Bị cáo liền điều khiển xe ô tô và vào sau xe làm hư hỏng phần sau xe ô tô của anh Kh.
Thực tiễn truy tố:
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum trình bày bản luận tội, giữ nguyên quan điểm truy tố như bản Cáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Chu Văn T phạm tội “Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 168, tội “Công nhiên chiếm
đoạt tài sản” theo điểm a khoản 2 Điều 172 và tội “Chống người thi hành công vụ” theo
khoản 1 Điều 330 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Đề nghị Hội đồng xét xử : Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 168; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo từ