CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
4.1 Kết quả mơ phỏng khí hậu sau biến đổi theo các kịch bản
Trong phần này chúng tôi báo cáo kết quả dự đốn khí hậu tương lai trong trung hạn (2056 đến 2075) và trong dài hạn (2080 đến 2099), dựa trên kết quả các mơ hình GCM có trong WeatherShift® với mức xác xuất 50%. Hai kịch bản BĐKH được chọn để dự báo là RCP 4.5 và RCP 8.5. Kết quả được lần lượt trình bày trong các mục sau.
4.1.1 Nhiệt độ trung bình hàng tháng
Theo kịch bản xấu nhất RCP8.5, trong dài hạn nhiệt độ tăng trung bình khoảng từ 3 °C đến 4 °C tuỳ theo tháng trong năm. Các tháng Hè có xu hướng tăng nhiệt độ nhiều hơn tháng mùa Đông, tuy nhiên mức độ khác biệt rất nhỏ. Có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ trong trung và dài hạn. Miền Bắc có xu hướng tăng nhiệt độ nhiều hơn miền Nam.
Theo kịch bản trung bình RCP 4.5, nhiệt độ trong trung và dài hạn có tăng, nhưng khác biệt giữa trung hạn và dài hạn rất nhỏ, chỉ khoảng trung bình 0.5 °C. So với hiện tại, nhiệt độ trong dài hạn tăng khoảng 1.7 đến 2 °C. Miền Bắc có xu hướng tăng nhiệt độ nhiều hơn miền Nam.
4.1.2 Độ ẩm trung bình hàng tháng
Khơng giống như sự thay đổi của nhiệt độ khơng khí, độ ẩm khơng khí cũng có sự thay đổi, tuy nhiên mức thay đổi nhỏ và khơng có sự khác biệt lớn giữa các kịch bản BĐKH. Xu thế chung có thể nhận thấy là độ ẩm khơng khí sẽ giảm đi so với hiện tại, dù mức giảm nhỏ (trong phạm vi 5%) và cảm giác của con người khó cảm nhận được sự thay đổi này.
4.1.3 Tổng trực xạ và tán xạ trung bình hàng tháng
Kết quả cho thấy có sự gia tăng bức xạ mặt trời không nhất quán giữa các khu vực, các giai đoạn. Thậm chí, theo kịch bản RCP8.5, lượng bức xạ mặt trời trong dài hạn ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh cịn giảm nhẹ. Điều này khá trùng khớp với các nghiên cứu đã có, rằng nhiệt độ trái đất tăng không phải do bức xạ mặt trời tăng (theo NASA).
14