Tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Huyện Đăk Hà – Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 46)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ĐĂK HÀ

3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG

3.1.1. Tình hình thực hiện

Lãi suất trong HĐTD là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các TCTD sử dụng để cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những yếu tố như uy tín, chất lượng phục vụ hay vị trí địa lí thuận lợi thì lãi suất là mối quan tâm đầu tiên của khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn. Mức lãi suất cho vay thấp là công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng vay vốn, tăng thu nhập cho TCTD.

Việc thỏa thuận lãi suất trong HĐTD ln chịu sự chi phối của chính sách nhà nước. Qua nhiều thời kì, NHNN đã đưa ra một số chính sách điều hành lãi suất cho vay trong hoạt động tín dụng. Những chính sách này đã tác động đến lãi suất cho vay của các TCTD và là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những tranh chấp về lãi suất đã từng xảy ra hoặc có thể phát sinh. Tranh chấp về lãi suất ít khi là nội dung chính của một vụ việc, mà thơng thường chỉ khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và vụ việc được đưa ra giải quyết tại cơ quan chức năng, những bất đồng quan điểm quanh vấn đề lãi suất mới phát sinh.

Nhìn chung, các dạng tranh chấp về lãi suất có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng là:

• TCTD hoặc người đi vay yêu cầu điều chỉnh lãi suất khi HĐTD quy định lãi suất cố định và thời hạn vay vẫn cịn.

• Tranh chấp về mức lãi suất trong hợp đồng và cách tính lãi trong hạn.

• Tranh chấp về lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn.

Về mặt lí luận, khi các bên đã thỏa thuận về lãi suất cố định trong HĐTD thì lãi suất sẽ khơng được điều chỉnh trong suốt thời hạn vay. Tuy nhiên, pháp luật không cấm điều chỉnh lãi suất trong trường hợp các bên có sự thống nhất ý chí. Do đó, tranh chấp về thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn vay chưa kết thúc chỉ xảy ra trong hai trường hợp: một là, khách hàng yêu cầu giảm lãi suất hoặc miễn lãi; hai là, TCTD yêu cầu tăng lãi suất.

Trong quá trình thực hiện HĐTD, khơng phải bên vay ln có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Có nhiều trường hợp do một số lí do khách quan như tai nạn, rủi ro hoặc thị trường biến động dẫn đến tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng… nên khách hàng vay vốn khơng có khả năng trả nợ cho TCTD. Trong những tình huống như vậy thơng thường

25

khách hàng làm đơn xin giảm lãi suất hoặc miễn một phần lãi, TCTD sẽ xem xét và chấp thuận yêu cầu này tùy thuộc vào tình hình thực tế. Thơng thường TCTD sẽ chấp nhận kèm theo một vài yêu cầu. Cũng có trường hợp phía đi vay khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, khi TCTD u cầu nhiều lần vẫn khơng thanh tốn, TCTD khởi kiện ra tòa và trong q trình hịa giải hai bên có thỏa thuận nếu khách hàng thanh toán ngay khoản nợ gốc thì TCTD sẽ giảm lãi suất đồng nghĩa với việc giảm một phần tiền lãi mà khách hàng phải trả hoặc miễn một phần lãi. Vụ việc như vậy sẽ khơng có tranh chấp nếu hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trên thực tế vẫn có tình huống khách hàng khơng thực hiện đúng cam kết dẫn đến tranh chấp xảy ra.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Hùng và QTDND thị trấn Đắk Hà dưới đây là một ví dụ cho tình huống này. QTDND thị trấn Đăk Hà khởi kiện ơng Hùng vì đã khơng thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho khoản vay 80.000.000 đồng ( Tám mươi triệu đồng ) theo HĐTD số 315/HĐTD ngày 17/8/2019, thời hạn cho vay 12 tháng, đến hạn hợp đồng vào ngày 17/8/2020. Đến ngày 30/9/2020 ông Hùng đã bị qua hạn 44 ngày. Theo biên bản hòa giải, hai bên đã thỏa thuận QTDND thị trấn Đắk Hà sẽ giảm lãi suất, giảm một phần tiền phạt chậm trả cho ông Hùng và rút đơn khởi kiện với điều kiện ông Hùng phải thanh tốn tồn bộ 80.000.000 đồng ( Tám mươi triệu đồng ) tiền nợ gốc. Tại phiên tòa sơ thẩm, QTDND thị trấn Đắk hà cho rằng ông Hùng chưa thực hiện đầy đủ việc thanh toán tiền nợ gốc và lãi nên QTDND vẫn áp dụng lãi suất q hạn. Ơng Hùng lại cho rằng ơng đã thực hiện được trả đày đủ lãi trong hạn, như thỏa thuận tại phiên hòa giải nên yêu cầu QTDND giảm một phần lãi suất quá hạn cho ông Hùng. Tòa cấp sơ thẩm đã xem xét và chấp thuận u cầu của QTDND vì ơng Hùng chưa thực hiện đầy đủ điều kiện theo thỏa thuận nên nghĩa vụ giảm lãi suất và giảm tiền phạt chậm trả của ông Hùng vẫn phải thực hiện.

Đối với những vụ tranh chấp như vậy, nguyên nhân chủ yếu thuộc về lỗi của bên vay, bởi vì nghĩa vụ giảm lãi của TCTD chỉ phát sinh khi khách hàng vay vốn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.

Điều khoản về lãi suất trong HĐTD là điều khoản vô cùng quan trọng. Thông thường để hạn chế rủi ro lãi suất, TCTD không thỏa thuận lãi suất cố định với hợp đồng trung – dài hạn mà quy định trong HĐTD lãi suất cho vay tính bằng lãi suất tiền gửi cộng một biên độ và thay đổi định kì. Trong một số hợp đồng vay ngắn hạn, lãi suất cho vay được thỏa thuận là lãi suất cố định trong suốt thời gian vay. Khi thị trường có những biến động khiến TCTD phải nâng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn trong dân cư, việc cho vay với lãi suất thấp hơn (ở những HĐTD kí kết từ trước đó nhưng vẫn trong quá trình giải ngân) so với lãi suất huy động hiện tại sẽ khiến TCTD mất đi một phần lợi nhuận. Vì vậy, khơng ít TCTD đã u cầu khách hàng chấp nhận tăng lãi suất cho vay mới tiếp tục giải ngân. Đây chính là tình trạng xảy ra rất nhiều trong thời gian giữa năm 2008 khi áp dụng chính sách điều hành lãi suất “thắt chặt” của NHNN, lãi suất huy động và lãi suất cho vay được đẩy lên rất cao. Tình trạng này khơng chỉ xảy ra ở đơn lẻ một TCTD nào hay đối với một đối tượng cụ thể nào, chính vì thế đã có những tác động to lớn đối với người dân tham gia vào quan hệ tín dụng. Dưới đây là một vụ việc điển hình trong số ít những vụ việc có sự phản

26

ứng mạnh mẽ từ phía người đi vay, trong khi hầu hết những vụ việc khác bên vay thường chịu thiệt thịi tăng mức lãi suất nhằm có được khoản vốn phục vụ nhu cầu của mình.

Theo hồ sơ vay vốn của khách hàng Hoàng Văn Đồng, số CMND 233081458, địa chỉ; TDP8 – thị trấn Đăk Hà, huyện Đắk Hà, Tỉnh Kon Tum, kí HĐTD vào ngày 21/4/2008, QTDND đồng ý cho ơng Hồng Văn Đồng (TDP8 – thị trấn Đăk Hà, huyện Đắk Hà, Tỉnh Kon Tum) vay 250 triệu đồng, phục vụ mục đích chăm sóc cà phê, thời hạn giải ngân 12 tháng. Lãi suất cho vay là 10,5%/năm và mức lãi suất này là thả nổi kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. QTDND đã giải ngân cho ông Đồng làm hai đợt với tổng số tiền 250.000.000 đồng. Đến ngày 12/5/2008 QTDND yêu cầu ông Đồng ký phụ lục hợp đồng tăng lãi suất lến mức lãi suất mới là 11,56%/ năm. Giải thích cho điều này, lí do mà QTDND đưa ra là mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, lãi suất cho vay bình quân đang áp dụng là 11,56%/năm. Đồng thời QTDND lại đưa ra lí do chưa thu xếp được nguồn vốn giá thấp, vì Điều 2 HĐTD quy định: “Theo yêu cầu của bên vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, số tiền cho vay sẽ được ngân hàng giải ngân theo HĐTD kiêm khế ước nhận nợ”. Tuy nhiên, khách hàng đã kí vào khế ước nhận nợ, thể hiện sự đồng ý về lãi suất mới nên khơng có cơ sở để khởi kiện.

Có thể nói trong hồn cảnh lúc bấy giờ, sự ra đời của Cơng văn 5004/NHNN-CSTT có ý nghĩa to lớn nhằm bảo vệ quyền lợi của người đi vay nhưng trên thực tế khơng ít TCTD đã bỏ qua quy định này. Cơng văn này đóng vai trị như một rào cản ngăn chặn các TCTD dùng sức mạnh tài chính buộc bên vay phải “chia sẻ” khó khăn bằng việc chịu mức lãi suất cao, trong khi đó TCTD lại khơng tăng lãi suất huy động với hợp đồng gửi tiền tiết kiệm của khách hàng đã kí kết từ trước. Ở một khía cạnh khác, Cơng văn 5004/NHNN- CSTT cũng có thể trở thành cơ sở để nhiều NHTM đã điều chỉnh lãi suất với HĐTD được kí kết trước ngày 19/5/2008 vượt quá trần lãi suất cho vay tại thời điểm đó là 21%/năm. Sở dĩ có tình trạng này “vì trong các HĐTD cho vay trung và dài hạn, TCTD thường có thỏa thuận với khách hàng lãi suất cho vay trong hạn được điều chỉnh định kì theo cơng thức bằng lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng tính theo năm trả lãi tại thời điểm điều chỉnh cộng với biên độ từ 3,7 đến 4,8%/năm. Với mức lãi suất tiền gửi trong khoảng thời gian đó rất cao thì khách hàng phải trả lãi suất lên tới 23 – 24%/năm”. Để khắc phục tình trạng này và thống nhất thực hiện phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 15/7/2008, NHNN đã ban hành Công văn 6399/NHNN-CSTT hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc áp dụng lãi suất theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN. Theo đó, lãi suất cho vay có điều chỉnh được thỏa thuận trong HĐTD đã kí kết kể từ ngày 19/5/2008, các TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng tại thời điểm kí kết HĐTD theo lãi suất cho vay có điều chỉnh nhưng khơng vượt q mức lãi suất cho vay theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN. Đối với các HĐTD được kí kết trước ngày 19/5/2008, trong đó có thỏa thuận lãi suất cho vay có điều chỉnh, thì kể từ ngày 19/5/2008, mức lãi suất cho vay có điều chỉnh cũng khơng được vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN.

27

Với việc áp dụng lãi suất trần cho vay bằng 150% lãi suất cơ bản và việc NHNN đẩy mạnh lãi suất cơ bản lên đến 14%/năm theo Quyết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008, chính sách này đã ngăn chặn đà bùng nổ lạm phát, làm chậm lại hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng và thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, chính sách này vẫn có mặt trái nhất định, khi làm cho TCTD phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn gia tăng. Khách hàng hoặc khơng có khả năng trả nợ hoặc có tiền cũng khơng muốn trả, vì mức lãi suất cho vay cũ chỉ tối đa 12%/năm, nếu bị phạt nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay mới, thêm vào đó, trả nợ xong lại khó vay vốn trở lại bởi lãi suất đã rất cao. Nếu TCTD khởi kiện ra tòa án, phát mãi tài sản bảo đảm cũng rất khó khăn, trải qua nhiều thủ tục, thời gian xử lí được tài sản kéo dài trở nên khó thu hồi vốn. Chính vì thế, trong khoảng thời gian lãi suất tăng cao, số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến việc khách hàng khơng trả nợ gia tăng nhanh chóng, và một trong những vấn đề thường bị kháng cáo, kháng nghị lên cơ quan phúc thẩm là cơ chế áp dụng lãi suất nợ quá hạn và tính nợ quá hạn.

Từ đó cho thấy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, song song với việc NHNN sử dụng lãi suất như một công cụ hữu hiệu để ngăn chặn lạm phát tăng cao, thì cũng có nhiều tranh chấp phát sinh. Hầu hết người chịu thiệt thịi trong những tranh chấp đó là cá nhân, tổ chức vay vốn. Có một thời gian tâm lí bất bình đã xảy ra với chủ thể đi vay mà kí kết HĐTD trước thời điểm lãi suất cơ bản tăng cao. Niềm tin vào hệ thống ngân hàng có phần giảm sút, khơng ít người dân tỏ rõ thái độ gay gắt với cách hành xử của một số TCTD. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận vấn đề từ phía các TCTD, cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của không chỉ cá nhân, tổ chức mà bản thân các TCTD cũng gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Để có nguồn vốn kinh doanh, các TCTD buộc đẩy mạnh lãi suất tiền gửi nhằm thu hút khách hàng, trong khi việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn này cũng khơng đơn giản. Nếu duy trì lãi suất cho vay cố định với những HĐTD trước đó, bài tốn lợi nhuận sẽ không thể giải quyết được. Bản thân các TCTD không tự sản sinh ra tiền để trả lãi cho khách hàng gửi tiền, khi một mặt giá trị lãi cho khoản tiền phải giải ngân tiếp theo (có lãi suất thấp hơn lãi suất huy động hiện tại) thu về không đủ chi trả cho khoản lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền; mặt khác, việc kí kết những HĐTD mới với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay trước đó là vơ cùng khó khăn, vì khơng phải doanh nghiệp nào, cá nhân nào cũng chịu được mức lãi suất cao như vậy.

Vấn đề trên chứng tỏ rằng trong một số hồn cảnh quy định của pháp luật khơng được áp dụng nghiêm chỉnh trong hoạt động ngân hàng. Bản chất hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh sinh lời, và lòng tin là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động này. Với những gì đã diễn ra, mặc dù khơng phải lỗi chủ quan từ phía các TCTD nhưng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và niềm tin của một bộ phận người dân đối với hệ thống ngân hàng, và hơn nữa là niềm tin vào việc thực thi pháp luật cũng bị tác động mạnh mẽ khi quy định của pháp luật khơng hồn tồn kịp thời và cũng khơng được áp dụng triệt để.

28

3.1.2. Đánh giá

a. Thành Tựu

Trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và khơng ngừng hồn thiện. Hệ thống văn bản pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng đã tạo ra khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phát triển. Thực tế cho thấy hoạt động về tài chính – ngân hàng vận động khơng ngừng và thay đổi rất mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế, hình thái giao dịch, phương thức giao dịch mới thường xuyên phát sinh dẫn đến khuôn khổ pháp lý trong hoạt động của nền kinh tế nói chung, đặc biệt khn khổ pháp lý trong hoạt động tài chính, ngân hàng cần phải điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tạo điều kiện cho các hoạt động tài chính ngân hàng được phát triển trong khuôn khổ pháp luật, tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức có hoạt động tài chính ngân hàng và phịng ngừa rủi ro pháp lý cho các TCTD, đồng thời giúp cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thanh tra hiệu quả.

b. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về hợp đồng tín dụng vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể:

- Về khái niệm hợp đồng trong tín dụng:

Mặc dù giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày một nhiều và gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ thể, song cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta đưa ra một khái niệm chính thức về hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ liệt kê những nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng.

- Quy định lãi suất giữa BLDS 2015 và luật chuyên ngành:

Mức lãi suất cho vay theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 chỉ áp đặt mức lãi suất

Một phần của tài liệu Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Huyện Đăk Hà – Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)