THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ACB CHI NHÁNH KON TUM

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kon Tum (Trang 31 - 34)

2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ACB CHI NHÁNH KON TUM KON TUM

2.1.1. Khái quát chung về NHTM ACB.

Sau hơn 3 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và sôi động cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ ngân hàng không ngừng được nâng cao. Triển vọng và tiềm năng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất khả quan. Tuy nhiên, với việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, đồng nghĩa với việc cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tính tồn cầu. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các tổ chức nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục vào Việt Nam với con đường thơng thống hơn. Với sự cạnh tranh gay gắt như vậy, các ngân hàng Việt Nam đang cố gắng thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần và Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu (ACB) cũng không ngoại lệ. Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang tìm đủ mọi cách nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút được khách hàng và làm mới thêm các hoạt động của mình với những thay đổi khơng ngừng của nền kinh tế thị trường đầy thách thức và cơ hội. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Vĩnh Phúc tuy mới được thành lập vào cuối năm 2008 nhưng cũng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tồn hệ thống, giúp cho ACB luôn giữ vững được vị thế hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam và định hướng trở thành một trong ba tập đồn tài chính lớn nhất Việt Nam vào năm 2015.

Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập vào ngày 24/04/1993 với tên gọi là ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu, tên Tiếng Anh là Asia Commercial Joint Stock Bank, tên gọi tắt là ngân hàng Á Châu (ACB).

- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q 3, TP.Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84.3.8) 9290999

- Website: www.acb.com.vn

- Vốn điều lệ: 2.530.106.520.000VNĐ

- Giấy phép thành lập: Số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993

- Giấy phép hoạt động: Số 0032/NH-GP do thống đốc ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/4/1993

- Giấy CNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần

Ngân hàng Á Châu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/06/1993 Ngày 31/12/2004 số vốn điều lệ của ACB lúc đó là 481,138 tỷ đồng

Ngày 21/03/2005 do liên quan đến việc trả cổ tức năm 2004 mà số vốn điều lệ của ACB tăng lên 600 tỷ đồng.

27

Ngày 19/07/2005 do việc phát hành cổ phần cho SCB mà vốn điều lệ ACB tăng lên 656,18 tỷ đồng

Ngày 31/10/2006 cổ phiếu của ngân hàng Á Châu được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Đến ngày 21/11/2006 cổ phiếu ACB chính thức được giao dịch trên thị trường. Năm 2017 thì vốn điều lệ của ACB là 11.259.140.250.000 đồng

Năm 2018 thì vốn điều lệ của ACB là 12.885.877.380.000 đồng

Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển thì từ một ngân hàng nhỏ ban đầu ACB đang vươn tầm phát triển và hiện tại số vố điều lệ của ACB đã gần đạt mức 13.000 tỷ đồng. Có thể nói ngân hàng ACB đã có cho mình những bước phát triển vơ cùng nhanh chóng và chắc chắn.

Giai đoạn từ năm 1993 đến 1995:

ACB được thành lập bởi người sáng lập có năng lực tài chính, kinh nghiệm thương trường.

ACB xuất phát từ vị thế cạnh tranh, hướng tới khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giai đoạn từ năm 1996 đến 2000:

ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành thẻ Visa và MasterCard. Năm 1997, tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đaị.

Năm 1998, ACB khởi động chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin ngân hàng. Năm 2000, ACB thực hiện tại cấu trúc hoạt động, thành lập cơng ty chứng khốn ABCS.

Giai đoạn từ 2001 đến 2005:

Năm 2003, ACB tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Năm 2004 thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA).

Giai đoạn từ 2006 đến 2010:

ACB được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Đẩy nhanh mở rộng mạng lưới hoạt động với 223 chi nhánh được thành lập.

Giai đoạn từ 2011 đến 2015:

Chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành.

Đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh/phòng giao dịch.

Giai đoạn từ 2015 đến nay:

Hoàn thành nhiều hạng mục của các dự án hỗ trợ kinh doanh, vận hành, quản lý hệ thống. Nâng cấp hệ thống ATM, website, dịch vụ thanh tốn khách hàng…

Khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam.

ACB là ngân hàng tư nhân với 100% là vốn của những nhà đầu tư. Về bản chất, ACB là ngân hàng Việt Nam, thành lập và hoạt động ở Việt Nam. Và về cơ cấu cổ đông của ACB hiện nay như sau:

28

Cổ đơng nước ngồi: Pháp nhân 29,94% và Thể nhân, tổng cộng 0,02% 29,96.

Tuy nhiên, dù là ngân hàng tư nhân nhưng ACB vẫn thuộc sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, ngân hàng ACB phải tuân thủ theo các quy định, điều lệ mà nhà nước ban hành đối với các tổ chức ngân hàng, tín dụng.

2.1.2. Giới thiệu về NHTM ACB chi nhánh KonTum. a. Giới thiệu chung: a. Giới thiệu chung:

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu ACB có tổng cộng 1 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 1 quận huyện của Kon tum. Các chi nhánh và PGD của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu ACB tại Kon tum tập trung ở Thành Phố Kon Tum có 1 địa điểm, …

Ngân hàng TMCP Á Châu – CN tại Kon Tum (ACB) được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng sáu năm 2011 trụ sở tại 94 Trần Phú, phường Thắng Lợi. đến năm 2009 chuyển trụ sở qua 252 Lê Hồng Phong, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum. Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển ACB - CN Kon Tum đã và đang khẳng định vị trí trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Bộ máy hoạt động gồm nhiều phòng ban trực thuộc, trong đó bộ phận khách hàng doanh nghiệp giữ vai trị khơng thể thiếu trong chiến lược kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Mọi hoạt động hướng đến khách hàng,

tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường, lĩnh vực kinh doanh lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi trên cơ sở củng cố phát triển bán buôn và đẩy mạnh bán lẻ - làm cở sở nền tảng phát triển bền vững.

Đội ngũ nguồn nhân lực: ACB Kon Tum hiện có hơn 100 nhân viên, trong đó có

35 cán bộ phụ trách cơng tác tín dụng được đào tạo bài bản, bề dày kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có năng lực nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại là nền tảng phát triển tốt cho chi nhánh.

Về các sản phẩm: Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch

vụ tài chính ngân hàng theo định hướng của ACB trên nhiều mặt như tín dụng, huy động vốn , kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ gồm dịch vụ thẻ, chuyển tiền quốc tế, ngân hàng điện tử, các loại sản phẩm bảo hiểm tín dụng,….Các sản phẩm của chi nhánh khá đa dạng, được nghiên cứu, hồn thiện liên tục cùng với chính sách lãi suất, phí linh hoạt, hợp lý, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức trong khu vực.

Về công nghệ: Để đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ nhân viên cũng như cung

cấp các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng, chi nhánh luôn chú trọng đầu tư về mặt cơng nghệ. Các chương trình ứng dụng hỗ trợ công việc chi nhánh về cơ bản đã đáp ứng được u cầu cơng việc, góp phần nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên.

Điểm mạnh:

- ACB là một ngân hàng có tên tuổi, lịch sử hoạt động hơn 27 năm qua, có một vị thế nhất định trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và trong lịng khách hàng nói chung.

29

Dịch vụ nhanh chóng, an tồn, chính sách góp phần mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng

- Quy trình, cơ chế hoạt động chặt chẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng.

- Đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, luôn tận tình và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Điểm yếu:

- ACB – CN Kon Tum chỉ mới đi vào hoạt động 4 năm, chỉ có một trụ sở tại thành phố vì vậy chưa tiếp cận được toàn bộ khách hàng trên địa bàn tỉnh.

- Mức lãi suất tương đối cao so với khối ngân hàng quốc doanh.

Cơ hội:

- Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng - Hằng năm, số lượng doanh nghiệp tăng lên, các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và mới bắt đầu đặt quan hệ với ngân hàng

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ, sẽ cần nhu cầu vốn để mở rộng kinh doanh.

Thách thức:

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh - Mối quan hệ lâu dài và bền vững của các doanh nghiệp với ngân hàng khác

- Kinh tế giai đoạn này đang có dấu hiệu dậm chân tại chỗ do ảnh hưởng của dịch covid, các doanh nghiệp có xu hướng gói gọn kinh doanh, ngại mở rộng sản xuất và thay đổi chiến lược.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kon Tum (Trang 31 - 34)