1.3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Luận án chú trọng vận dụng các học thuyết (các cách tiếp cận) chuyên biệt về bảo hộ quyền SHTT để luận giải lý luận pháp luật và cách thức áp dụng pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:
-Học thuyết về nhãn hiệu thúc đẩy sự sáng tạo; đặc biệt khi đưa sản phẩm mới ra thị trường dưới các nhãn hiệu quen thuộc.
Học thuyết này được đưa ra bởi tác giả Mark McKenna trong tác phẩm “Innovative Trademark Theory”, Intellectual Property Jotwell, The Journal of things we like (LOTS) (November 20, 2020) [80]. Học thuyết đã đưa ra vai trò củanhãn hiệu trong việc thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo dựa trên bản ghi nhớ của Uỷ ban Châu Âu về dự thảo Chỉ thị nhãn hiệu năm 2015: nhãn hiệu giúp thu hút khách hàng và để giữ chân khách hàng thì các cơng ty phải đổi mới. Sự cần thiết để đổi mới, sáng tạo sẽ thúc đẩu vào việc nghiên cứu và triển khai từ đó dẫn đến q trình cải tiến và phát triển sản phẩm liên tục.
- Học thuyết về cách tiếp cận vị lợi “Utilitarian Approach” được đưa ra bởi tác giả Neil Wilkof trong tác phẩm “Theories of intellectual property: Is it worth the effort”, Journal of Intellectual Property Law and Pratice, 2014, Vol.9, No.4 [104].
Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay với tư tưởng chủ đạo rằng việc định hình quyền SHTT là để tối đa hố phúc lợi xã hội rịng. Theo đó, hướng đến sự thịnh vượng xã hội (social welfare) là mục đích bảo hộ quyền SHTT. Điều đó có nghĩa là pháp luật cần cân bằng tối ưu một bên là đảm bảo độc quyền cho chủ sở hữu để khuyến khích sự sáng tạo và một bên là hạn chế các quyền đó để cơng chúng có cơ hội tận hưởng những thành tựu sáng tạo một cách rộng rãi.
Phương pháp tiếp cận “vị lợi” (Utilitarian Approach) với tư tưởng chủ đạo hướng đến sự thịnh vượng của xã hội trên cơ sở bảo hộ cân bằng quyền SHTT được ưu tiên sử dụng để luận giải việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.2.1.Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết những nội dung cần nghiên cứu của đề tài, luận án cần giải quyết các câu hỏi với các giả thuyết tương ứng như sau:
1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các hình thức của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong giai đoạn hiện nay là gì? Tương ứng với đó là nhu cầu điều chỉnh pháp luật và nội dung pháp luật chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hiện nay như thế nào? Có những bất cập và tồn tại gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu?
3. Định hướng và giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như thế nào?
1.3.2.2.Giả thuyết nghiên cứu
Tương ứng với câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này là:
1. Cơ sở lý luận về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong giai đoạn hiện nay cần được xây dựng đồng bộ từ việc xác định nội dung và hình thức của giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Tương ứng với đó lý luận pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng cần có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất nhằm điều chỉnh nội dung và hình thức của giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (dưới hình thức hợp đồng), thực hiện và chấm dứt hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
2. Hiện nay pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã có các quy định tương đối cụ thể thông qua các quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, NQTM, góp vốn song pháp luật cịn có nhiều các quy định còn bị bỏ ngỏ và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn như: Những quy định về nội dung chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu còn nhiều lỗ hổng; Quy định về hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu còn chưa đề cập đầy đủ các dạng của hợp đồng li-xăng nhãn hiệu...
3.Chưa có giải pháp hồn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phù hợp dựa trên các gợi mở từ kinh nghiệm pháp luật các quốc gia trên thế giới cũng như thích ứng với các cam kêt quốc tế của Việt Nam; bên cạnh đó các giải pháp hồn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cịn thiếu tính khả thi. Do đó, định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cần phải dựa trên những tham chiếu trên cũng như nhu cầu thực tế Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy có một số lượng rất phong phú và đồ sộ các cơng trình nghiên cứu về nhãn hiệu và quyền SHCN đối với nhãn hiệu ở trong và ngoài nước. Đây là những tiền đề để luận án có thể kế thừa và tiếp thutrong phần cơ sở lý luận về nhãn hiệu. Các nghiên cứu nước ngồi về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thì tương đối nhiều về số lượng và đã đưa ra được những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu song các nghiên cứu trong nước về vấn đề này còn mỏng và chưa thực sự khái quát hết được những vấn đề lý luận về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như khái niệm, đặc điểm, nội dung của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Các nghiên cứu về lý luận pháp luật và thực trạng pháp luật về nội dung và hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng đã đề cập đến những khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật song chưa đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật cũng như chỉ ra được những bất cập của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đã có những nghiên cứu về kinh nghiệm pháp luật của các nước về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng chỉ mới đề cập đến khía cạnh hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, các khía cạnh khác của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cịn chưa được đề cập tới. Chính vì vậy các nghiên cứu trước đây còn để lại những khoảng trống nghiên cứu về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Những nội dung còn bỏ ngỏ và chưa được nghiên cứu thấu đáo này là nhiệm vụ mà luận án cần tập trung làm sáng tỏ.
CHƯƠNG 2.
LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU