Màu khí xả động cơ diesel
- Màu nâu nhạt: động cơ làm việc tốt, nhiên liệu cháy triệt để. - Màu nâu sẵm chuyển sang đen: động cơ đốt dư nhiên liệu.
- Màu xanh nhạt (liên tục hay không liên tục): một vài xy-lanh không làm việc.
- Màu trắng: máy thiếu nhiên liệu hay nhiên liệu bị rò nước, lẫn nước vào buồng đốt.
- Màu xanh đen: dầu bôi trơn động cơ lọt vào buồng đốt do hở ron nắp quy-lát, xéc măng, xy-lanh…
Màu khí xả động cơ xăng
- Khơng màu hay xanh nhạt: động cơ hoạt động tốt.
- Màu trắng: động cơ thiếu nhiên liệu, hay thừa khơng khí do hở đường khí nạp vào buồng đốt.
-Màu xanh đen hoặc đen: hao mòn các chi tiết như xéc măng, xy-lanh, piston, dầu nhớt lọt vào buồng đốt.
Màu của bugi chỉ được xem xét khi đã tháo bugi ra khỏi động cơ. Đây là cách kiểm tra dễ dàng nhất khi tiến hành bảo dưỡng, chăm sóc xe định kỳ.
- Bugi có màu gạch son (hồng): động cơ làm việc tốt. - Bugi có màu trắng: thiếu nhiên liệu.
- Bugi có màu đen: thừa nhiên liệu.
- Bugi có màu đen và ướt: đây là hiện tượng lọt dầu vào buồng đốt qua phốt của van nạp.
Màu của dầu nhờn bôi trơn động cơ
Dầu nhờn bơi trơn có màu ngun thủy khác nhau như: trắng trong, vàng nhạt, xanh nhạt, nâu nhạt. Sau q trình sử dụng màu của dầu có xu hướng biến thành màu nâu đen. Việc xác định chất lượng động cơ qua màu dầu nhờn động cơ cần phải so sánh theo cùng số ki-lô-mét xe chạy. Màu của dầu động cơ chuyển sang đậm nhanh hơn khi chất lượng động cơ giảm. Vậy dầu nhớt động cơ sau một thời gian sử dụng có tình trạng như thế nào:
- Có màu đẹp và nguyên thủy như màu nhớt lúc ban đầu: động cơ hoạt động tốt.
- Màu trắng sữa: có nghĩa là động cơ của bạn đã bị rò rỉ nước làm mát, điều này cho thấy các ron nắp đầu quy-lát đã bị hở.
- Có mùi xăng: động cơ có vấn đề về buồng đốt, hãy sửa chữa sớm nhất có thể.
- Xe bị hụt nhớt: có nghĩa các van (xuppap) hay xéc-măng đã bị hở, cần thay thế hoặc sửa chữa.
+ Tiếng gõ động cơ.
Tiến hành nghe âm thanh cần phải đạt được những nội dung sau: - Vị trí phát ra âm thanh.
- Cường độ và đặt điểm riêng biệt của âm thanh. - Tần số âm thanh.
Để chuẩn đoán được bệnh chúng ta cần nắm rõ âm thanh chuẩn khi đối tượng làm việc ở trạng thái tốt.
Động cơ một dãy xylanh bố trí dạng đứng. Quy trình:
- Cho động cơ chạy khơng tải phát hiện tiếng gõ.
- Cho động cơ làm việc ở tải lớn (2/3 mức độ tối đa của số vòng quay) phát hiện tiếng gõ bất thường.
- Thay đổi chế độ hoạt động đột ngột của động cơ ( trong khoản nhỏ) phát hiện tiếng gõ bất thường.
Vùng 1: phát ra từ con đội, xupap trục cam, âm thanh phát ra nhỏ đặt biệt khi ở chế độ không tải.
Nguyên nhân:
+ Khe hở lớn giữa đuôi xupap và cam hay con đội. + Khe hở ổ đỡ trục cam lớn.
+ Mòn biên dạng cam…
Vùng 2: bao gồm vòng găng ( bạc),chốt piston, đâu nhỏ thanh truyền, bạc đầu nhỏ thanh truyền,đặt biệt khi tải trọng thay đổi thì tiếng gõ càng rõ ràng.
Nguyên nhân:
+ Khe hở lớn giữa bạc và piston hay có thể gãy bạc.
+ Khe khe hở giữa piston và xylanh lớn, có thể mịn đáy dẫn hướng của piston, xảy ra ở nhiều xylanh.
+ Khe hở đầu nhỏ thanh truyền, bạc đầu nhỏ thanh truyền, chốt đầu nhỏ thanh truyền.
Vùng 3: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc biên, âm thanh phát ra trầm đặt biệt khi tải trọng thay đổi.
Nguyên nhân:
+ hư hỏng bạc biên với trục khuỷu, mịn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bơi trơn.
+ bị xoay định vị bạc biên, mòn méo cổ trục.
Vùng 4: bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính, âm thanh phát ra trầm nặng, đặt biệt nó sẽ dọc theo chiều dày trục khuỷu, khi tải trọng thay đổi hoặc số vòng quay lớn.
Nguyên nhân:
+ hư hỏng trục khuỷu với bạc trục khuỷu,mòn bạc cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn.
+ bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục. + mòn căn dọc trục khuỷu.
+ lỏng ốc bắt bánh đà.
Vùng 5: mòn cặp bánh răng dẫn động trục cam, âm thanh phát ra điều ở mỗi chế độ làm việc của động cơ.
Nguyên nhân:
+ mòn các cặp bánh răng. + ổ đỡ trục bánh răng lỏng.
Tuy nhiên việc xác định trạng thái làm việc của động cơ thơng qua tiếng gõ có độ chính xác khơng cao địi hỏi kinh nghiệm nhều và cần phối hợp với những hiện tượng khác để xác định chính xác ngun nhân của nó.
+ Triệu chứng.
• Động cơ phát ra những tiếng lạ
• Khói bất thường.
• Rung nặng đầu xe.
• Nổi đèn cảnh báo động cơ • Đồng hồ báo quá nhiệt.
• Đèn báo dầu động cơ
• Dễ chết máy.
3.1.2 Sử dụng máy test
+. Xác định vị trí giắc chẩn đốn trên xe của bạn.
Giắc chẩn đoán OBD II là một giắc hình thang 16 chân, thường nằm phía bên tay trái bên dưới taplo và gần khu vực chân ga.
+. Kết nối giắc cắm máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán (DLC) trên xe.
Kết nối giắc cắm của thiết bị đọc lỗi máy chẩn đoán OBD với giắc chẩn đốn trên xe. Bật chìa khóa ON nhưng khơng khởi động xe. Chỉ cần lựa chọn xe trên màn hình chẩn đốn và một vài thông tin lựa chọn khác nếu có thì thiêt bị sẽ tự động kết nối với hộp ECU của động cơ.
Nếu thiết bị khơng kết nối được thì nên kiểm tra lại giắc chẩn đốn có thể bị lỏng.
Nếu màn hình vẫn khơng xuất hiện gì thì nên kiểm tra lại nguồn điện cấp cho giắc chẩn đốn thơng thường đối với giắc OBD-II 16 chân thì chân 4,5 (-) chân 16 (+).
Nhập thông tin về xe của bạn.
Đối với một số thiết bị chẩn đoán cần nhập số VIN. Một số thiết bị khác yêu cầu nhập mã động cơ.
Chọn menu
Sau khi thiết bị đã hoàn thành việc khởi động,thì sẽ chọn menu. Tùy vào năm sản xuất xe và loại thiết bị bạn đang sử dụng, mà menu sẽ hiển thị các mục như Engine/Powertrain (Động cơ/Hệ thống truyền lực), Transmission (Hộp số), Airbag (Túi khí), Brakes (Hệ thống phanh.vv… Khi bạn chọn một trong các hệ thống trên, máy sẽ kiểm tra và đưa ra kết quả lỗi đọc được từ hộp ECU. Thơng thường có hai loại mã lỗi là: Mã lỗi hiện tại (Active Code) và mã lỗi đang chờ (Pending Code).
Active code là mã lỗi mà đang xảy ra và làm cho đèn “Check engine” bật sáng.
Pending Code là mã lỗi khi hệ thống tự chẩn đoán phát hiện lỗi trong việc giám sát hệ thống khí thải ít nhất một lần và nếu hệ thống lỗi trở lại thì
đèn “Check Engine” sẽ bật sáng và sự cố sẽ trở thành mã lỗi Active codes.
+. Ý nghĩa của các chữ cái.
Mã lỗi thường bắt đầu bằng một chữ cái. Chữ cái này thường là tên của hệ thống mà bạn đang kiểm tra lỗi. Dưới đây là một số chữ cái hay xuất hiện:
P-Powertrain (Hệ thống truyền lực): Bao gồm các lỗi về động cơ, hộp số, hệ thống nhiên liệu, đánh lửa, khí thải. Đây là kiểu mã lỗi rộng nhất.
B-Body (Thân xe): Bao gồm các lỗi về túi khí, dây đai an tồn, điều khiển ghế ngồi.
C-Chassis (Khung gầm): Bao gồm các lỗi về ABS, dầu thắng, cầu xe và các hệ thống khác.
U-Undefined (Không định nghĩa hệ thống): Lỗi hệ thống mạng giao tiếp. + Ý nghĩa của các chữ số.
P0xxx, P2xxx, and P3xxx là các mã lỗi chung áp dụng cho tất cả các dòng xe trên thế giới chuẩn OBD II. Mã lỗi dạng P1xxx mã lỗi nhà máy, thường xuất hiện trên các dòng xe như Honda, Ford, Toyota, chữ số thứ hai cho biết lỗi nằm ở hệ thống nào, ví dụ như P07xx là mã lỗi liên quan đến hộp số.
Hai chữ số cuối cho biết cụ thể tên lỗi là gì. Có thể tra cứu thơng tin lỗi từ các trang web trên mạng hoặc thông qua ứng dụng OBD DTC library phiên bản tiếng việt.
+ Cách đọc một mã lỗi thực tế.
P0301 là mã lỗi cho biết bị chết máy số 1. “P” chỉ ra mã lỗi nằm ở hệ thống truyền lực, “0” cho biết đây là một mã lỗi thông dụng, số “3” cho biết mã lỗi nằm ở hệ thống đánh lửa.
“01” cho biết vấn đề nằm ở xylanh, máy số 1 khơng có đánh lửa. Có thể là do bugi, dây cao áp, bôbin đánh lửa hoặc mất nén trong buồng đốt.
Mã lỗi không chỉ cụ thể bộ phận nào bị hư hỏng, mà chỉ đưa ra các hệ thống bị lỗi, từ đó giúp cho người thợ khoanh vùng được khu vực cần kiểm tra, rút ngắn thời gian sửa chữa.
+ Chẩn đốn xe của bạn.
Để chẩn đốn chính xác lỗi bằng máy OBD-II thì cần thực hành nhiều với máy chẩn đốn. Ví dụ bình ắc quy bị yếu hay máy phát hư hỏng có thể tạo ra nhiều mã lỗi. Vì vậy trước khi tiến hành sửa chữa nên nhớ rằng thiết chẩn đốn khơng chỉ cho chung ta chi tiết nào cần thay thế. Nếu khơng chắc chắn với việc mình đang làm, hãy mang xe tới gara uy tín hoặc hãng xe để được chẩn đốn chính xác hơn.
+ Xóa đặt lại đèn “Check engine”.
Nếu đã sửa chữa xong sự cố hoặc đơn giản là khơng muốn nhìn thấy đèn “Check engine” thì có thể tắt nó đi bằng cách xóa lỗi thơng qua thiết bị đọc lỗi OBD-II bằng cách chọn mục xóa lỗi “Ẻrase codes”.