Lý do hành vi chuyển giá dễ dàng thực hiệ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chính sách thuế TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ (Trang 28 - 38)

Chuyển giá tại Việt Nam hiện được kiểm soát theo các quy định về kiểm tra thuế chung, tuy nhiên, phương thức kiểm tra chung lại thiếu tính chuyên sâu cần thiết để nhận diện các hình thức chuyển giá. Hành vi vi phạm chuyển giá thường bị xử phạt theo các quy định chung của ngành Thuế mà chưa có một quy định riêng. Có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu có một hệ thống thủ tục kiểm tra và xử phạt riêng biệt và tách rời cho chuyển giá.

Việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra với các cấp, các ngành trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp lỗ nhiều năm liên tục còn hạn chế. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất qua chính sách thương mại của cư dân biên giới còn nhiều bất cập, sơ hở lớn.

Tình trạng quản lý việc thanh toán qua ngân hàng chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho cơ quan thuế, hải quan trong việc đấu tranh với các hiện tượng gian lận về giá, chuyển giá.

Các chế tài xử lý đối với các trường hợp gian lận thuế theo đánh giá vẫn còn chưa đủ mạnh, làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra.

2.4. Hậu quả của tình trạng chuyển giá

Báo cáo mới đây của Tổng cục Thuế cho hay: Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách của nhà nước trong việc ưu đãi đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh và xuất khẩu để tránh thuế, trốn thuế thông qua hoạt động chuyển giá. Hoạt động này đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế cũng như làm thất thoát ngân sách nhà nước.

Việc chuyển giá chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và một số doanh nghiệp trong nước có hoạt động giao dịch liên kết. Biểu hiện chuyển giá thường xảy ra ở những doanh nghiệp có số lỗ lớn, lỗ liên tục; doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng.

Kết quả thanh tra mới nhất cho thấy: Toàn ngành đã thực hiện thanh tra 642 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá (đạt 50% so với kế hoạch đề

28

ra), xử lý giảm lỗ 3.924 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước), truy thu thuế và phạt 1.525 tỷ đồng (tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước), giảm khấu trừ 102 tỷ đồng.

Đại diện Cục Thuế Hà Nội vừa thông báo: Trong 11 tháng của năm 2011, cơ quan thuế Hà Nội đã truy thu, truy hoàn và phạt các vi phạm về thuế lên tới 904,497 tỷ đồng. Trước đó, đơn vị này đã đưa ra một ví dụ điển hình có dấu hiệu chuyển giá bằng cách tăng chi phí bất hợp lý để tạo số lỗ lớn để tránh nộp thuế.

Ví dụ: Trường hợp thanh tra Công ty TNHH HOEV tại địa chỉ: Khu công nghiệp Thăng Long – Đông Anh (Hà Nội): Đây là một doanh nghiệp chế xuất có vốn điều lệ 4,3 triệu USD, vốn đầu tư 7 triệu USD. Thế nhưng sau thanh tra, cơ quan thuế đã xử lý giảm chi phí 5,019 triệu USD (của các năm 2008 - 2009). Số chi phí phải xử lý giảm tương đương với 54% số lỗ của doanh nghiệp này. Các khoản chi phí bị xử lý là do doanh nghiệp không chứng minh được đã thực tế cung cấp tại Việt Nam, không chứng minh được nội dung dịch vụ thực hiện.

Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa.

Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các công ty FDI. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cà phê...

Ngoài ra, với hiện tượng chuyển giá, trong ngắn hạn, người tiêu dùng được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ vì các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu có thể hạ giá để giành thị phần và bóp chết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với mình. Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng sẽ buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, vào giá cả mà các doanh nghiệp FDI này đưa ra.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

29

CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM

Chuyển giá là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế, phát huy nội lực với các công ty cha - mẹ - anh - chị - em.., thì chuyển giá sẽ là công cụ dễ được các chủ thể kinh doanh sử dụng nhằm thay đổi những nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước. Hiện nay, khi ngày ngày xuất hiện càng nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài thì đây là một vấn đề cần được quan tâm quản lí.

Ở nước ta, ngay từ năm 1997 chúng ta đã hình thành khung pháp lý cơ bản cho việc xử lý vấn đề chuyển giá. Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nội dung quy định về chuyển giá (Thông tư số 74/1997, Thông tư số 89/1999, Thông tư số 13/2001). Kể từ khi Luật thuế TNDN được sửa đổi theo hướng thống nhất nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (gần đây được thay thế bằng Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010).

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên tuy đã có các quy định buộc DN có nghĩa vụ kê khai các giao dịch với các bên có mối quan hệ liên kết, đồng thời xuất trình đủ thông tin, tài liệu, chứng từ liên quan để chứng minh cho việc lựa chọn các phương pháp xác định giá cho phù hợp (phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận và phương pháp tách lợi nhuận). Trong lĩnh vực XNK, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT làm căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đấu tranh, xử lý đối với các trường hợp gian lận giá, chuyển giá…

Trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế, văn bản trên cũng trao quyền cho cơ quan thuế thực hiện việc ấn định thuế, ấn định các yếu tố làm căn cứ để tính thuế, trong đó có yếu tố về giá cả trong các giao dịch thương mại, đầu tư. Trong các quy định pháp luật đối với đầu tư nước ngoài, trước đây chúng ta đã có các quy định việc

30

giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng nhằm xác định đúng số vốn góp trong các doanh nghiệp FDI; quy định về báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản hoàn thành, quyền thuê tư vấn độc lập để tái giám định giá trị vốn góp của các bên trong dự án.

Trong triển khai thực hiện, như đã nêu ở phần trên cơ quan thuế, hải quan trong thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp sai phạm về giá để tính truy thu, xử phạt về thuế. Tuy nhiên, việc xử lý một cách bài bản, có hệ thống theo quy định của pháp luật về chống chuyển giá thì chưa làm được do không có đủ thông tin dữ liệu, nguồn nhân lực có chất lượng và phương tiện cần thiết. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa được quan tâm đầy đủ do thiếu vắng các quy định cụ thể về tránh nhiệm phối hợp của từng cơ quan.

Đặc biệt, khi cơ quan thuế không có chức năng điều tra thuế, cơ chế phối hợp hiện hành chưa cho phép cơ quan này có thể tiến hành điều tra, xử lý các vi phạm có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến đối tác ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là vấn đề cần được giải quyết trong kế hoạch trung và dài hạn trong Chiến lược cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế, Hải quan.

Do vậy, căn cứ từ thực trạng hoạt động chuyển giá ở nước ta hiện nay cùng với việc thực hiện chưa tốt các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lí các giao dịch chuyển giá thì một số giải pháp được đề xuất như sau:

3.1 Đối với các cơ quan quản lí kinh tế:

- Cơ sở dẫn đến chuyển giá là không kiểm soát được giá chuyển giao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Trong điều kiện đó, hành lang pháp lý về chống chuyển giá ở nước ta vẫn chưa hoàn thiện. Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá (chi phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác minh...). Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (công an, tham tán kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ

31

công tác chống chuyển giá.=> Do vậy, giải pháp đặt ra là cần hoàn thiện hành lang pháp lí về chống chuyển giá. Một số nội dung cụ thể như: trước mắt bổ sung điều luật chống chuyển giá vào luật Quản lí thuế, về lâu dài nên ban hành Luật chống chuyển giá- cơ sở pháp lí cho hoạt động chống chuyển giá; quy định cụ thể về các khoản chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá; hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt là sự phối hợp các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều kiện thực hiện chuyển giá là có sự chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia, chính sự chênh lệch này thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá=> Vì lẽ đó, Nhà nước thu hẹp các ưu đãi thuế. Dĩ nhiên, vì những mục tiêu nhất định, cần phải thực hiện ưu đãi thuế, song cần cân nhắc các cách thức khác để điều tiết các vấn đề kinh tế, chỉ sử dụng ưu đãi thuế trong những trường hợp đó là hình thức có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác, chẳng hạn như trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng... Nên hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế. Có hai việc quan trọng cần làm để hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế là: Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế mà đặc biệt là của bộ phận tình báo thuế ; Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác như: công an, kiểm sát, địa chính, kế hoạch – đầu tư...

- Trên cơ số liệu báo cáo của cáo địa phương về tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp FDI trên địa bàn theo văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, khẩn trương thực hiện việc phân loại doanh nghiệp FDI để nghiên cứu theo các chỉ tiêu cơ bản như: Lãi/lỗ kinh doanh, doanh thu, nộp NSNN, chính sách ưu đãi đang được hưởng, quy mô vốn, diện tích đất đai đang chiếm giữ, số lao động, tình hình đầu tư… Thực hiện ưu tiên rà soát trước đối với các DN kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm hoặc không phát sinh doanh thu; các DN có lỗ nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh;

32

tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động và so sánh với DN trong nước có cùng quy mô, vị trí,… để xây dựng đề cương làm việc, đề xuất đưa vào diện thanh tra, kiểm tra.

- Tổ chức làm việc với các cơ quan quản lý tổng hợp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, các hiệp hội doanh nghiệp để thảo luận về những nội dung còn bất cập trong các quy định pháp luật về thuế, kế toán, thống kê, về quản lý thị trường, xử lý phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự… để chỉ ra các cản trở, khó khăn của công tác chống chuyển giá cần phải khắc phục, sửa đổi về lâu dài; đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể trong khuôn khổ pháp luật hiện hành có thể triển khai được ngay những công việc, nội dung kiểm tra, thanh tra xử lý chuyển giá, gian lận giá.

-Triển khai việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật về kiểm soát giá ở Việt Nam trong dài hạn. Trong đó, làm rõ sự phân công phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan trong việc kiểm soát chuyển giá. Trên cơ sở các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và hỗ trợ phòng chống trốn thuế đã ký với các nước, cần xây dựng quy trình phối hợp và hỗ trợ xử lý công việc giữa các cơ quan Thuế, Ngoại giao, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư trong việc điều tra chuyển giá, xử lý các tranh chấp, gian lận về giá…

- Chính phủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho các trường hợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư đều biết và chấp hành. Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên sự công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác kiểm tra.

- Chúng ta có thể tham khảo giải pháp chống chuyển giá ở các nước trên thế giới nhằm tìm ra giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Chẳng hạn Cục thuế của Nhật (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng khác bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tậptrung vào các công ty mẹ ở Nhật. Cụ thể trong năm 2005, một số các hoạt độngcủa NAT nhằm vào và phát hiện tình trạng chuyển giá của các tập đoàn lớn ở Nhậtnhư Sony, Takeda, Mazda, Mitsui, Mitsubishi… .Thực hiện những cải tổ dựa trên các tình huống nghiên cứu về việc áp

33

dụng thuế suất về định giá chuyển giao bao gồm các điều khoản nhắm vào các đối tượng là chi phí quản lý, tài sản vô hình và dịch vụ…

Riêng đối với Việt Nam, căn nguyên của việc chuyển giá, theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là do nhiều năm qua Việt Nam đã thu hút đầu tư theo kiểu gia công, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước thấp. Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại chiến lược thu hút đầu tư trong thời gian qua. Nhà

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chính sách thuế TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ (Trang 28 - 38)