Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ (Trang 29)

4. Đánh giá chung Thực trạng quản lý đào tạo tại các trường dạy nghề trên

4.1. Kết quả đạt được

Quản lý đào tạo tại các trường dạy nghề trên địa bàn Hà Nội đạt được những kết quả như sau:

- Hoạt động quản lý đào tạo của các trường dạy nghề đã được triển khai qua nhiều năm và đi vào nề nếp thể hiện qua các khâu tuyển sinh, hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá; chất lượng đào tạo nghề qua các năm đã dần được nâng cao; sau học nghề học sinh, sinh viên, người lao động đã có kỹ năng nghề để tham gia lao động tại các doanh nghiệp, tự tạo việc làm hoặc thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp. Tại các Kỳ thi Tay nghề Quốc gia, ASEAN trong những năm gần đây, nhiều thí sinh Hà Nội đã đạt được thành tích xuất sắc. Kết quả đó phần nào khẳng định được chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đầy đủ về số lượng; nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực lao động. Đội ngũ GV cơ bản có tay nghề cao, tận tâm với nghề, dám nghĩ, dám làm, biết tận dụng mọi lợi thế về CSVC, phòng thực hành, thiết bị dạy học trong hoạt động đào tạo.

- Các chương trình đào tạo được xây dựng, từng bước đáp ứng theo yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

- Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề đã được đầu tư đáng kể, một số nhà trường đào tạo nghề đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia, ASEAN, và quốc tế.

- Công tác quản lý đào tạo đã được triển khai, cụ thể qua việc thành lập phòng GDNN (trước đây là phòng dạy nghề) thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ (Trang 29)