5. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia hoạt động phối hợp đào tạo giữa
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sơng Hồng có vai trị quan trọng trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành chăm sóc sức khỏe. Trong hoạt động của mình, các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng đã chủ động phối hợp với các bệnh viện để đào tạo sinh viên. Vì thế, quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với các bệnh viện là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động phối hợp, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe hiện nay.
Luận án đã nghiên cứu các vấn đề cơ bản mang tính lý luận về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đề cập đến một số khái niệm công cụ như: quản lý; đào tạo, quản lý đào tạo, phối hợp đào tạo, và đã sử dụng các khái niệm cơ bản đó vào nội dung nghiên cứu quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện.
Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện có tính hệ thống, dựa trên việc nhận thức đúng bản chất của phối hợp, thừa nhận vai trò của chủ thể quản lý, vai trò của giảng viên, bác sĩ và các điều kiện phục vụ cho quá trình phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. Q trình đó diễn ra dưới tác động của chủ thể quản lý là hiệu trưởng các trường đại học thông qua sử dụng các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện vào các nội dung quản lý bao gồm: xây dựng chương trình tổng thể về phối hợp đào tạo; phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; phối hợp quản lý sinh viên; phối hợp trong hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho sinh viên; phối hợp trong việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành, thực tập; phối hợp trong việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên.
Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện chịu tác động của nhiều yếu tố như: chủ trương và chính sách nhà nước về đào tạo đại học; sự phát triển kinh tế thị trường; tiến bộ khoa học và công nghệ; nhận thức của CBQL nhà trường và bệnh viện về phối hợp đào tạo sinh viên; năng lực quản lý của CBQL nhà trường và bệnh viện; điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường và bệnh viện.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sơng Hồng và các bệnh viện có thể thấy rằng: Công tác quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc xây dựng chương trình tổng thể và lập kế hoạch hoạt động phối hợp đào tạo đã được quan tâm thực hiện với sự tham gia chủ yếu là các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học và các bệnh viện được tổ chức với sự tham gia tích cực của cả hai phía. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện chưa huy động được đơng đảo các lực lượng trong và ngồi nhà trường cùng tham gia. Một bộ phận lực lượng tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn yếu về năng lực quản lý hoạt động phối hợp đào tạo; một số nội dung phối hợp thực hiện chưa tốt như tổ chức bộ phận chuyên trách giám sát hoạt động phối hợp, phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp đánh giá kết quả đào tạo sinh viên, kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học và các bệnh viện vẫn còn mang nặng yếu tố hình thức. Trong quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện cịn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện, nhận thức của các lực lượng tham gia, về năng lực của đội ngũ CBQL, GV thì cơ chế thị trường và hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức
khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện cũng là một trong những yếu tố khách quan tác động không nhỏ đến hiệu quả triển khai các hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện.
Để khắc phục các bất cập, tác giả luận án đã đề xuất 5 giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa nhà trường và bệnh viện. Năm giải pháp đó là:
- Giải pháp 1: Xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
- Giải pháp 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện
- Giải pháp 3: Huy động các chuyên gia giỏi về chuyên môn của bệnh viện tham gia phát triển chương trình đào tạo của trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng
- Giải pháp 4: Xây dựng bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện
- Giải pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia hoạt động phối hợp đào tạo giữa nhà trường và bệnh viện
Tác giả luận án đã lấy phiếu thăm dị về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên, và tổ chức thử nghiệm giải pháp Xây dựng bộ công cụ đánh giá
quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm cho thấy các giải pháp do tác giả
luận án đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện.