5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện
5.6. Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường và bệnh viện
Cơ sở vật chất và tài chính bao giờ cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo tính khả thi cho bất cứ hoạt động nào trong đời sống. Trong mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện cũng vậy, nếu khơng có phịng học thực hành, khơng có trang thiết bị y tế và kinh phí dành cho hoạt động phối hợp đào tạo thì khơng thể thực hiện được cam kết của hai bên, không thể triển khai các kế hoạch phối hợp đào tạo đã ký kết giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện.
Thông thường, khi đặt vấn đề hợp tác với nhau giữa hai cơ quan bao giờ người ta cũng xem xét năng lực của từng bên như thế nào. Đó là năng lực tổ chức quản lý, đó là năng lực tài chính, năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực con người. Bởi vì các năng lực này tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động phối hợp giữa hai cơ quan. Do vậy, trong hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện, năng lực tài chính và năng lực cơ sở vật chất và trang thiết bị là những yếu tố có tác động trực tiếp đến quản lý hoạt động này, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo.
KẾT LUẬN
Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của các trường đại học lên các đối tượng quản lý (bao gồm CBQL nhà trường, giảng viên, sinh viên) và phía bệnh viện phối hợp.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học và bệnh viện. Trong báo cáo chuyên đề này, quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện được thực hiện theo tiếp cận nội dung hoạt động quản lý phối hợp đào tạo kết hợp với tiếp cận các chức năng quản lý.
Việc thực hiện các hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện có nhiều yếu tố tác động, trong đó có cơ chế chính sách của nhà nước, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tiến bộ khoa học và công nghệ, nhận thức và năng lực của CBQL, điều kiện cơ sở vật chất và tài chính. Việc quản lý theo tiếp cận quản lý nội dung hoạt động phối hợp đào tạo kết hợp các chức năng và phương tiện quản lý sẽ giúp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện được vận hành một cách hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng được mục tiêu phối hợp đào tạo mà nhà trường và bệnh viện đặt ra.