3.1.2 .Hạn chế
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá
3.2.1. Tuyên truyền phổ biến các giá trị lễ hội
Công tác tuyên truyền, phổ biến các giá trị của lễ hội đến cộng đồng đóng vai
trị hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội. Việc tuyên truyền phổ biến các giá trị của lễ hội mục đích chính là nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các giá trị của lễ hội. Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu dõ những giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống hiện nay. UBND huyện Vũ Thư nên sưu tầm, biên soạn các tư liệu giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội chùa Keo để tuyên truyền cho nhân dân địa phương cũng như du khách tới dự lễ hội. phải hiểu được ý nghĩa, giá trị của lễ hội, thế nào thuần phong tục mỹ là truyền thống thì người dân mới có ý thức giữa gìn và phát huy vốn tinh hoa văn hóa đó.
Tạo sự chuyển biến giữa các ban ngành, đoàn thể các cấp về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội, chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa cũng như quy định của pháp luật có liên quan. Kịp thời chỉ đạo và uấn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Cần coi trọng công tác giáo dục pháp luật, tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa, quản lí văn hóa và lễ hội nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngành Văn hóa – thể thao và Du lịch các cấp phối hợp với các ngành chức năng và địa phương, cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú góp phần giới thiệu, phổ biến các giá trị, quảng bá tiềm năng văn hóa , du lịch của xã Duy Nhất nói riêng và của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình nói chung
Thường xuyên tuyên truyền nội dung mang tính phổ biến, giáo dục pháp luật, hành vi lối sống, cách ứng xử văn hóa… để khơng có người tổ chức lễ hội mà cả người tham gia lễ hội hiểu được di sản giá trị văn hóa, nắm được quy định quản lí để tự điều chỉnh thơng qua hành vi cụ thể, hạn chế được các biểu hiện
tiêu cực trong lễ hội. Đồng thời chính quyền địa phương nên có kế hoạch lồng ghép tuyên truyền các nội dung trên phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ” và coi đó là nhiệm vụ chủ yếu của địa phương nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ hội, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, tự giác giữ gìn nơi thờ tự, bảo vệ môi trường tự nhiên – xã hội của nhân dân trong các di tích lịch sử gắn với tổ chức lễ hội
Xây dựng cổng thông tin điện tử của huyện về di sản văn hóa gồm: Danh mục các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội truyền thống trên địa bàn, giới thiệc chung về các di tích và lễ hội trên địa bàn, từng mục riêng chuyên sâu về các lễ hội này, trong đó có lễ hội chùa Keo
Như vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật, chính sách quản lí nhà nước đối với lễ hội chùa Keo huyện Vũ Thư là giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức trong cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo.
Tiểu kết chương 3
Trên đây tơi đã phân tích những ưu điểm, hạn chế của lễ hội chùa Keo và đưa ra các giải pháp, tuyên truyền phổ biến giá trị của lễ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy giá trị chùa Keo
KẾT LUẬN
Lễ hội có một giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc, bởi nó mang đậm
những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt. Chính vì thế, cần phải trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội như một việc làm khơng thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Với thực trạng như đã nêu trên, mỗi người chúng ta cần phải có những việc làm, những đóng góp thiết thực để việc tổ chức lễ hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn của cả nước. Nơi đây đã để lại giá trị văn hóa lịch sức hết sức to lớn và đem lại giá trị nhân văn sâu sắc.
Đây cũng là nơi giáo dục truyền thống hiếu thảo, tình cảm nhân văn và lịng nhân ái cho các thế hệ đời sau.
Tôi chọn đề tài ngiên cứu về lễ hội chùa Keo là muốn cho mọi người hiểu rõ hơn, hiểu tường tận hơn về lễ hội cổ truyền một thời của dân tộc ta. Ngày nay, lễ hội chùa Keo dù về cơ bản vẫn còn giữ nguyên được các hoạt động ban đầu nhưng do xã hội có nhiều thay đổi nên một số tục lệ đã bị mai một. Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng từ phía các nhà nghiên cứu với những tài liệu cịn sót lại ta có thể hình dung được một cách rõ nét phần nào hình ảnh của một lễ hội truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Song song với việc bảo vệ và phục hồi lại một cách ngun vẹn nhất có thể thì cũng tồn tại khơng ít những khó khăn, hạn chế . Chính vì vậy tơi cũng đưa ra một số giải pháp cho những vấn đề trên để việc bảo vệ và phát huy để khơng làm mất đi sự vốn có cũng như khi du khách đến tham quan tìm hiểu về lễ hội chùa Keo có được một cái nhìn chân thực nhất về một lễ hội Truyền thống của dân tộc Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bùi Thiết (1993), Từ điển lễ hội Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
2.Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
3.Đinh Gia Khánh (1989), Văn hoá dân gian – Những lĩnh vực nghiên
cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4.Ngô Đức Thịnh (1999), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền”, Tạp chí Văn hố Nghệ thuật, (11), tr.37.
5.Nguyễn Quang Lê (1992), “Một số suy nghĩ vềnguồn gốc và bản chất
của lễ hội cổ truyền dân tộc”, Tạp chí Văn hố dân gian, (1), tr.5 – 9.
6.Nguyễn Tri Nguyên (2004), “Bản chất đặc trưng tín ngưỡng dân gian
trong lễ hội cổ truyền Việt Nam”, Tạp chí Di sản Văn hố, (7), tr.54 – 56.
7.Phạm Quang Nghị(2005), Bảo tồn phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở
Việt Nam, Viện Văn hố – Thơng tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC