Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 56)

CHƢƠNG 5 ẾT LUẬ N, IÝ CHÍNH SÁCH VÀ ẠN CHẾ

5.2 Gợi ý chính sách

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các nhân tố vĩ mô nhƣ cung tiền thực, tổng sản phẩm quốc nội thực, lạm phát, tỷ giá hối đoái thực, lãi suất cho vay và các nhân tố phi kinh tế vĩ mô nhƣ cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008 đã giải thích đƣợc 74,96% tỷ suất sinh lợi TTCK Việt Nam. Vì vậy, việc dự báo tình hình kinh tế vĩ mơ là một trong những việc cần thực hiện đầu tiên trƣớc khi quyết định đầu tƣ trên TTCK. Muốn vậy, cần phải đề ra các giải pháp nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng và hồn thiện các chính sách điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô một cách ổn định và nhất quán, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Qua đó, cũng giúp cho việc dự báo các nhân tố kinh tế vĩ mơ đƣợc chính xác và hạn chế đƣợc những tác động bất thƣờng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam.

5.2.1. Chính sách tiền tệ phải đƣợc điều hành độc lập bởi NHNN:

Chính sách tiền tệ liên quan đến vấn đề cung tiền, tỷ giá, lãi suất đƣợc quyết định bởi NHNN. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, việc cải cách nhằm tăng cƣờng quyền tự chủ cho các NHNN của một quốc gia đóng vai trị quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. Do vậy, kinh nghiệm này nên đƣợc áp dụng đối với Việt Nam.

Nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của NHNN trong việc xây dựng chính sách tiền tệ nói riêng và các nhiệm vụ khác của NHNN nói chung.

Thứ nhất, về địa vị pháp lý, khi địa vị pháp lý của NHNN khơng đƣợc độc lập thì khả năng độc lập về mục tiêu và q trình thực thi chính sách ít nhiều bị giới hạn. Bƣớc đi đầu tiên có tính thử nghiệm là cho phép NHNN đƣợc độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu chính sách ƣu tiên trong nhóm các mục tiêu sao cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế vĩ mô, mà khơng nhất thiết phải phù hợp với các chính sách khác của Chính phủ.

Thứ hai, về mục tiêu, các NHTW trên thế giới thƣờng tập trung vào các mục tiêu chính nhƣ kiểm sốt lạm phát, duy trì cơng ăn việc làm, tăng trƣởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và thị trƣờng tài chính. Do đó, NHNN nên đƣợc trao quyền lựa chọn mục tiêu cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô.

Thứ ba, về quyết định thực thi chính sách, Thống đốc phải đƣợc trao quyền quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó, chứ khơng nên thơng qua Chính phủ. Điều này khơng những tăng tính chủ động cho NHNN, mà cịn giảm độ trễ chính sách.

Thứ tƣ, về quan hệ với ngân sách, để đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ, những nhiệm vụ khác nhƣ tạm ứng chi ngân sách cũng nên đƣợc quy định lại để Thống đốc có quyền từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách đƣợc Quốc hội phê duyệt hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trƣờng. Đặc biệt, để đảm bảo tính độc lập về hoạt động, cần có quy định cụ thể về chức năng “là ngân hàng của Chính phủ” theo hƣớng NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thơng qua việc cho ngân sách vay trên thị trƣờng thứ cấp có hạn mức và lấy trái phiếu chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các NHTM vay.

Duy trì ổn định giá cả và bảo tồn sức mua trong nƣớc của tiền bản tệ là nhiệm vụ trọng tâm của chính sách kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Do đó, nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý, về cơng cụ và mục tiêu chính sách cũng nhƣ tài chính là những yêu cầu cần thiết nhằm tạo cơ sở cho sự can thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng một cách bền vững.

5.2.2. Tái cấu trúc nền kinh tế để chính sách hiệu quả:

Trong bối cảnh ngân sách Nhà nƣớc luôn bị thâm hụt, cụ thể thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhƣng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 -

2012. Thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công trong những năm gần đây. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011 và năm 2012. Trƣớc tình hình đó, Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ mất linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng nợ quốc gia nếu khơng có những biện pháp cải thiện tình hình.

Trong khi đó, hiệu quả chi tiêu ngân sách đƣợc xem là vấn đề nóng của Việt Nam trong thời gian qua, ngân sách đầu tƣ công cho kinh tế rất lớn khiến tổng đầu tƣ của nền kinh tế lên đến 42% GDP nhƣng lại khơng góp phần thúc đẩy tăng trƣởng, trái lại gây gánh nặng thâm hụt, nợ nần cho ngân sách.

Thực hiện việc tái cấu trúc nền kinh tế sẽ giúp cho chính sách tài khóa phát huy tác dụng mạnh hơn. Một khi chính sách tài khóa phát huy tác dụng tốt, hiệu quả đầu tƣ đƣợc nâng cao sẽ làm gia tăng GDP và góp phần kiềm chế lạm phát, từ đó khiến cho lãi suất – nhân tố kinh tế vốn đƣợc điều hành theo lạm phát – sẽ đƣợc giữ ở mức ổn định. Nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế bao gồm:

 Cải cách hệ thống NHTM, trong đó, khâu trọng tâm là xử lý tình trạng sở hữu chéo và liên kết nhóm lợi ích thao túng hệ thống ngân hàng và thao túng nền kinh tế.

 Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nƣớc: ƣu tiên tái cơ cấu một số tập đoàn nhƣ Vinashin, Vinalines.

 Tái cơ cấu đầu tƣ công: cần đặt trọng tâm tái cơ cấu đầu tƣ công vào việc thiết kế một cơ chế phối hợp có sự chế tài nghiêm túc giữa việc xác định và phê duyệt các dự án đầu tƣ công và năng lực thực hiện.

5.2.3. Hƣớng đến một TTCK hiệu quả về thông tin:

Thị trƣờng chứng khốn phản ứng mạnh trƣớc các thơng tin kinh tế vĩ mơ. Do đó, độ chính xác, minh bạch và kịp thời của thơng tin kinh tế vĩ mơ sẽ có tác động lên TTCK

và hành vi của NĐT. Vì vậy, việc cơng bố thơng tin vĩ mô cần đƣợc thực hiện chuyên nghiệp và đƣợc kiểm soát bởi hành lang pháp lý để tránh tình trạng kinh doanh nội gián, lợi ích nhóm làm bóp méo và rối loạn thị trƣờng.

Bên cạnh việc quan tâm đến tính hiệu quả của các thông tin vĩ mơ thì bản thân TTCK Việt Nam cũng cần hƣớng đến tính hiệu quả về mặt thơng tin. Có nhƣ vậy thì giá cả chứng khoán mới phản ánh đúng và kịp thời khi có những tin tức về thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Điều này thể hiện đa chiều của mối tƣơng quan: chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ cần quan tâm để TTCK phát triển, TTCK phải ở dạng hiệu quả thì mới có thể phản ánh những kỳ vọng từ chính sách đem lại, khi chính sách đƣợc thể hiện kết quả đúng mức qua TTCK thì nội lực nền kinh tế gia tăng lại tạo điều kiện cho chính sách càng thể hiện kết quả điều hành tốt hơn. TTCK phát triển bền vững đến lƣợt nó lại phát tín hiệu đến NĐT trong và ngồi nƣớc về sự phát triển của nền kinh tế, thu hút dòng vốn vào thị trƣờng, lại tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển hơn. Tóm lại, trong mối tƣơng quan qua lại nhiều lần này, nền kinh tế Việt Nam sẽ đƣợc tiếp thêm cơ sở để ngày càng tăng trƣởng ổn định. Để nâng cao hiệu quả về mặt thông tin cho TTCK, những giải pháp sau đƣợc đề xuất:

 Cải thiện tính minh bạch của thơng tin đƣợc cơng bố, cụ thể:

•Các tổ chức niêm yết cần phải có bộ phận chuyên trách công bố thông tin, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin theo yêu cầu. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua mạng Internet, hệ thống tự động trả lời qua mạng theo yêu cầu của NĐT. Có nhƣ thế thì NĐT mới có thể tiếp cận và cập nhật thông tin 24/24h, chất lƣợng của việc cơng bố thơng tin vì thế cung sẽ đƣợc nâng cao và đạt hiệu quả tốt,

•Các văn bản pháp quy về công bố thông tin trên thị trƣờng cần có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý, nêu rõ phạm vi, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của từng đối tƣợng liên quan trong kênh cơng bố thơng tin,

•Nâng cao chất lƣợng kiểm tốn báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán. Triển khai đồng bộ hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế vào thực tế, biến chúng thành văn hóa kinh doanh của từng doanh nghiệp, làm cầu nối thông tin giữa thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế.

 Nâng cao vai trò của cơ quan giám sát TTCK, nâng cao tính thực thi của hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tƣ chứng khoán. Xử lý nghiêm các vi phạm về quy định công bố thông tin trên TTCK. Ðồng thời công khai các vi phạm và xử lý các vi phạm về công bố thông tin của các tổ chức liên quan trên phƣơng tiện thông tin đại chúng;

 Kiểm soát chặt tiêu chuẩn niêm yết nhằm tăng tính an toàn cho NĐT, xúc tiến hình thành các tổ chức đánh giá mức tín nhiệm, là cơ sở giúp NĐT đánh giá doanh nghiệp và nâng cao chất lƣợng cơng bố thơng tin.

Ngồi ra, do các biến giả có tác động nghịch biến lên tỷ suất sinh lợi TTCK Việt Nam. Do đó, các nhà hoạch định chính sách khi đƣa ra quyết định chính sách cần dựa trên thơng tin của cả các biến tài chính và các biến phi kinh tế vĩ mơ có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi TTCK. Có nhƣ vậy, quyết định của họ mới chính xác và có hiệu quả hơn.

5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu:

Bài nghiên cứu có những hạn chế nhất định, cụ thể là:

Thứ nhất, do Việt Nam chỉ công bố chỉ tiêu tổng GDP theo quý, chỉ tiêu GDP theo tháng đƣợc tạo ra từ GDP danh nghĩa theo quý bằng việc sử dụng phần mềm Eview 6, dẫn đến không phản ánh đƣợc đúng thực tế giá trị GDP theo tháng.

Thứ hai, khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2012 là tƣơng đối ngắn so với các nghiên cứu khác trên thế giới về tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi TTCK. Nguyên nhân chủ yếu là do TTCK Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000, đến nay thị trƣờng chỉ mới trải qua mƣời hai năm hình thành và phát triển. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2003 TTCK hầu nhƣ chỉ hoạt động

cầm chừng (có chƣa tới 20 mã chứng khoán, giao dịch chỉ ba ngày/tuần), hơn nữa việc tiếp cận số liệu trong khoảng thời gian này cũng rất hạn chế.

5.4. Kết luận chƣơng năm:

Trên cơ sở phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi TTCK Việt Nam trong chƣơng 4, chƣơng 5 luận văn đã đúc kết lại các kết quả nghiên cứu. Đồng thời đƣa ra các đề xuất nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng và hồn thiện các chính sách điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô một cách ổn định và nhất quán, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Qua đó, cũng giúp cho việc dự báo các nhân tố kinh tế vĩ mơ đƣợc chính xác và hạn chế đƣợc những tác động bất thƣờng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Huỳnh Thế Nguyễn & Nguyễn Quyết (2013). Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11(21), tháng 07-08/2013, trang 37-41.

2. Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dƣơng Thanh Thảo (2013). Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến TTCK Việt Nam. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số

8(18), tháng 01-02/2013, trang 34-41.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

3. Abdullah, D. A., & Hayworth, S. C. (1993). Macroeconomics of Stock Price Flutuations. Quarterly Journal of Business and Economics, 32(1), 49-63.

4. Adam, A. M., & Tweneboah, G. (2008). Do macroeconomic variables play any role in the stock market movement in Ghana?. Munich Personal RePEc Archive, MPRA Paper 9357, University Library of Munich, Germany, pp.1-21.

5. Ali, M. B. (2011). T-Y Granger Causality between Stock Prices and Macroeconomic Variables: Evidence from Dhaka Stock Exchange (DSE). European Journal of Business and Management, ISSN 222-1905 (Paper), ISSN 222-2839 (Online), Vol 3, No.8, 2011.

6. Al-sharkas, A. (2004). The Dynamic Relationship Between Macroeconomic Factors and the Jordanian stock market. International Journal of Applied Econometrics and Quantitative Studies, 1-1, 97-114.

7. Asprem, M. (1989). Stock prices, asset portfolios and macroeconomic variables in ten European countries. Journal of Banking and Finance, 13(4/5), 589-612.

8. Chen, N. F., Roll, & Ross, S. A. (1986). Economic forces and stock market. Journal of Business, 59(3), 383-403.

9. El-Nader, H. M., & Alraimony, A. D. (2012). The Impact of Macroeconomic Factors on Amman Stock Market Returns. International Journal of Economics and Finance,ISSN 1916-971X, E-ISSN 1916-9728, Vol. 4, No. 12, 2012.

10. Engle, R. F. (1982). Autoregressive conditional heteroskedasticity with estimates of the variance of U.K. inflation. Econometrica, 50, 987-1008.

11. Engle, R. F. (1983). Estimates of the Variance of U. S. Inlation Based upon the ARCH Model. Journal of Money, Credit and Banking, 15(3), 286-301.

12. Engle, R. F., & Bollerslev, T. (1986). Modelling the persistence of conditional variance. Econometric Reviews, 5, 1-50.

13. Fama, E. F., & Schwert, G. W. (1977). Asset returns and inflation. Journal of Financial Economics, 5(2), 115-146.

14. Fama, E. F. (1981). Stock returns, real activity, inflation and money. American Economic Review, 7(4), 545-565.

15. Fama, E. F. (1990). Stock returns, expected returns, and real activity. Journal of Finance, 45(4), 1089-1108.

16. Gan, C., Lee, M., Yong, H. H. A., & Zhang, J. (2006). Macroeconomic variables and stock market interactions: New Zealand evidence. Investment Management and Financial Innovations, Vol 3, Issue 4, 89-101, 2006.

17. Gay, R. D. Jr. (2008). Effect of macroeconomic variables on stock market returns for four emerging economies: Brazil, Russia, India, and China. International Business &

Economics Research Journal, Vol 7, No. 3, March 2008.

18. Giinsel, N., & Cukur, S. (2007). The effects of macroeconomic factors on the London Stock returns: A sectoral approach. International Research Journal of Finance and Economics, 2007.

19. Gjerde, O., & Saetterm, F. (1999). Causal relations among stock returns and macroeconomic variables in a small open economy. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 9, 61-74.

20. Gujarati, D. N. (2003). Basic Econometrics. McGraw Hill, New York, NY.

21. Gurley, J., & Shaw, E. (1967). Financial Structure and Economic Development.

Economic Development and Cultural Change, 34(2), 333-46.

22. Jiranyakul, K. (2009). Economic Forces and the Thai Stock Market. NIDA Economic

Review, Vol. 4, No. 2, 2009.

23. Johansen, S. (1991). Cointegration and Hypothesis Testing of Cointegration Vectors in Gaussian Vector Autoregressive Models. Econometrica, Vol. 59, No. 6 (Nov 1991), 1551-1580.

24. Kwon, C. S., & Shin, T. S. (1999). Cointegration and causality between macroeconomic variables and stock returns. Global Finance Journal, 10(1), 71-81. 25. Lee, W. (1997). Market timing and short-term interest rates. Journal of Portfolio

management, 23(3), 35-46.

26. Maghyereh, A. I. (2002). Causal Relations Among Stock Prices and Macroeconomic

Một phần của tài liệu Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w