.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 42)

Mô tả mẫu Mẫu n = 220

Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 96 44 Nữ 124 56 Độ tuổi Từ 21 – 30 166 75 Từ 30 – 45 52 24 Khác 2 1 Thu nhập < 5 triệu đồng 58 26 5,1 - 10 triệu đồng 100 45 > 10 triệu đồng 62 28 Trình độ học vấn Dưới đại học 38 17 Từ đại học trở lên 182 83

Cơ quan cơng tác

Doanh nghiệp nhà nước 38 17

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh trong nước 112 51

4.3 Kiểm định các giả thuyết mơ hình nghiên cứu

Độ tin cậy của từng thành phần của thang đo giá trị cá nhân dịch vụ được đánh giá bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Những thành phần nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy (Cronbach Alpha<0.6) sẽ bị loại. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt độ tin cậy sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhiệm vụ của EFA ở đây là khám phá cấu trúc của thang đo giá trị cá nhân dịch vụ tại thị trường xe hơi Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng việc này cũng thực hiện tương tự với thang đo xu hướng tiêu dùng xe hơi trong tương lai. Sau EFA, tất cả các thành phần (các khái niệm nghiên cứu) được đưa vào phân tích hồi quy bội nhằm kiểm định các giả thuyết đã nêu ở chương 2.

4.3.1.Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo lý thuyết

Theo Trần Đức Long (2006), các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo khơng đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt nhất, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 350-351): “Về lý thuyết, Cronbach alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều

này không thực sự như vậy, hệ số Cronbach alpha quá lớn (Alpha > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (redundancy)”.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo các thành phần giá trị cuộc sống hạnh phúc, giá trị công nhận xã hội, giá trị hòa nhập xã hội và xu hướng tiêu dùng được thể hiện trong Bảng 4.4 và Bảng 4.5. Các thang đo thể hiện bằng 17 biến quan sát, kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy Cronbach Alpha của thang đo giá trị cuộc sống hạnh phúc là 0.826, của giá trị công nhận xã hội là 0.831, của giá trị hòa nhập xã hội là 0.838 và của xu hướng tiêu dùng là 0.866. Các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, trừ thang đo giá trị cơng nhận xã hội có biến quan sát VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy) bị loại do hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) VSR5<0.3. Do đó, tác giả đã loại biến VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy) và cho chạy lại Cronbach Alpha lần 2, khi đó Cronbach Alpha của giá trị cuộc sống hạnh phúc là 0.826; của giá trị công nhận xã hội là 0.894; của giá trị hòa nhập xã hội là 0.838 và xu hướng tiêu dùng là 0.866; hệ số tương quan biến tổng đều cao. Cuối cùng còn lại tất cả các thang đo thể hiện bằng 16 biến quan sát được sử dụng trong các bước phân tích EFA và phân tích hồi quy bội tiếp theo và loại bỏ thang đo của biến quan sát VSR5 (Đi xe hơi tôi cảm thấy năng động hơn đi xe máy).

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w