5. Kết luận
5.1 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính
Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở những điều kiện được lựa chọn để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu từ kinh nghiệm của các quốc gia đi tiên phong, đặc biệt từ các nước đang phát triển. Từ đó, tạo cơ sở khám phá khả năng ứng dụng lạm phát mục tiêu đối với nền kinh tế Việt Nam dựa trên dữ liệu lịch sử từ năm 2000 đến năm 2012.
Có nhiều điều kiện tiên quyết cho khả năng thực hiện thành công lạm phát mục tiêu đã được xác định trong các tài liệu trước đây. Trong bài nghiên cứu này, sau khi phân tích ngắn gọn hai điều kiện tiên quyết đầu tiên của lạm phát mục tiêu, đó là sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và việc thực hiện một mục tiêu duy nhất, bài nghiên cứu đã đi sâu xem xét một điều kiện tiên quyết, có thể định lượng được để thực hiện thành cơng lạm phát mục tiêu, đó là phải có sự tồn tại một mối quan hệ ổn định và có thể dự đốn được giữa các cơng cụ chính sách tiền tệ và lạm phát.
Mối quan hệ giữa các công cụ của chính sách tiền tệ và lạm phát được phân tích bằng cách sử dụng các kiểm định tính dừng và kiểm định quan hệ nhân quả Granger cùng với các mơ hình Var. Bốn mơ hình Var khác nhau, bắt đầu từ mơ hình hai biến gồm cung tiền và chỉ số giá, sau đó thêm vào những cơng cụ chính sách tiền tệ khác như lãi suất và tỷ giá để đánh giá những tác động của những công cụ này lên lạm phát. Sau đó, sản lượng cơng nghiệp được thêm vào để xem xét tác động của biến này lên chỉ số giá. Khi sử dụng mơ hình Var, chức năng phản ứng xung và kết quả phân rã phương sai được phân tích để tìm hiểu cấu trúc năng động của hệ thống.
Kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này đã cho thấy sự tương quan trực tiếp giữa các cơng cụ chính sách tiền tệ và lạm phát khơng được mạnh mẽ, ổn định, đặt biệt là khơng thể dự đốn được. Nói cách khác, các cơng cụ chính sách tiền tệ bao gồm cung tiền, lãi suất và tỷ giá không chứa thông tin dự đốn về lạm phát và cũng khơng cho thấy một liên kết ổn định và có thể dự đốn trước lạm phát trong tương lai.
Ngồi ra, hiện tại Việt Nam cũng khơng đáp ứng được hai điều kiện tiên quyết khác của lạm phát mục tiêu. Đó là, sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và sự tồn tại một mục tiêu duy nhất.
Như vậy, có thể kết luận rằng, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được cả ba điều kiện tiên quyết nhất của lạm phát mục tiêu. Do đó, Việt Nam chưa đủ khả năng để thực hiện lạm phát mục tiêu trong thời điểm hiện tại.
Tuy vậy, khả năng thực hiện thành công lạm phát mục tiêu trong thời gian tới là hồn tồn có cơ sở. Để làm được điều này, ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải xây dựng lộ trình cải cách thể chế và chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu.