Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân trường hợp ngiên cứu ngân hàng TMCP phương nam khu vực TPHCM (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 5 : Kết luận và kiến nghị

5.2. Một số kiến nghị

5.2.4. Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ

Đứng trƣớc yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng, trong những năm qua, Chính phủ và các ngân hàng thƣơng mại đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật cũng nhƣ quy định, chính sách tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, số văn bản pháp luật có liên quan đến IB vẫn còn thiếu về nội dung cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Trong khi đó, việc kiến nghị hồn thiện pháp luật tốn rất nhiều thời gian còn hoạt động kinh doanh lại phát sinh thƣờng xuyên, liên tục, dễ mang lại những rủi ro do khách quan lẫn chủ quan. Do đó, các ngân hàng cần hiểu rõ những vƣớng mắc pháp lý trong thực tiễn triển khai và tự tìm giải pháp khắc phục, cụ thể nhƣ:

- Rà sốt, bổ sung các quy định, chính sách của ngân hàng đối với dịch vụ IB, đảm bảo việc triển khai IB vừa tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, vừa phù hợp với các tình huống thực tế phát sinh. Ở các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tác giả cho rằng cần có những biện pháp cởi mở nhằm khuyến khích khách hàng có thể đăng ký và sử dụng IB một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngân hàng phải đảm bảo một số nội dung sau:

+ Khách hàng hiểu và chấp nhận các quy định của ngân hàng khi đăng ký và sử dụng IB. Điều này thể hiện rằng ngân hàng không chỉ chạy theo số lƣợng và doanh thu mà thực sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng.

+ Các quy định của ngân hàng phải thể hiện tính nhất quán cao, tránh việc thay đổi điều khoản bất ngờ và ảnh hƣởng đến quyền lợi của khách hàng. Những điều khoản trên có thể bao gồm phí giao dịch, điều kiện khuyến mãi, các thủ tục đăng ký và sử dụng dịch vụ…

+ Thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của ngân hàng đối với dịch vụ mà mình cung cấp. Trong những quy định mà ngân hàng công bố, cần nêu rõ những biện pháp mà ngân hàng phải xử lý hoặc bồi thƣờng cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp. Thông qua các điều khoản này, khách hàng có ý thức chủ động hơn trong việc thực hiện đúng các quy trình khi giao dịch qua IB cũng nhƣ tin tƣởng rằng quyền lợi hợp pháp của mình sẽ đƣợc ngân hàng bảo vệ.

- Thiết lập quy trình giám sát các quan hệ với bên ngồi và các sản phẩm của đối tác hỗ trợ hoạt động IB (bên thứ 3). Do hầu hết dịch vụ IB mà các ngân hàng cung cấp đều có liên quan đến các cơng ty chun về cơng nghệ, vì vậy cần có cơ chế giám sát đặc biệt chặt chẽ đối với hoạt động của các sản phẩm, tổ chức trên khi nó có thể kiểm sốt thơng tin liên quan đến hàng trăm ngàn tài khoản của khách hàng. - Quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo rủi ro có thể gây thiệt hại đến

khách hàng, qua đó góp phần nâng cao ý thức cảnh giác và bảo mật của khách hàng. Bản thân ngân hàng cũng cần có cơ chế phối hợp, trao đổi kiến thức về hoạt động của tội phạm công nghệ cao với các cơ quan chức năng nhƣ Ngân hàng Nhà nƣớc, Cục phịng chống tội phạm cơng nghệ cao (C50) - Bộ công an, Bộ thông tin và truyền thông và Cục thƣơng mại điện tử - Bộ công thƣơng nhằm cập nhật kịp thời phƣơng thức, thủ đoạn của các loại tội phạm trên, từ đó thơng báo cho khách hàng và chủ động chấn chỉnh, hoàn thiện dịch vụ mà mình cung cấp.

- Phối hợp với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trong việc kiến nghị Chính phủ bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật về IB. Với vai trò là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngân hàng Phƣơng Nam có thể trao đổi kinh nghiệm với các thành viên khác nhằm bổ sung, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về ngân hàng điện tử nói chung và IB nói riêng. Khi hệ thống pháp luật đƣợc hồn thiện, ngân

hàng sẽ có cơ sở để chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ nói chung và dịch vụ IB nói riêng, từ đó một mặt tạo điều kiện cho việc mở rộng loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp thơng qua IB, mặt khác lại nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối IB nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

Nhƣ vậy, tác giả đã trình bày kiến nghị của mình đối với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trong việc nâng cao hiệu quả công tác triển khai dịch vụ IB đến khách hàng. Nhóm giải pháp này đƣợc kiến nghị trên cơ sở tập trung giải quyết những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn triển khai IB tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam cũng nhƣ các nhân tố tác động đến ý định sử dụng IB của khách hàng. Trên thực tế, những giải pháp này cũng đã đƣợc các ngân hàng quan tâm trong thời gian gần đây, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc còn chƣa theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng, các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng cịn chƣa đƣợc chuẩn hóa, ngƣời dân chƣa có niềm tin đối với sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng, lợi nhuận đối với dịch vụ IB chƣa tƣơng xứng với những khoản đầu tƣ đã bỏ ra…) nên chƣa đƣợc thực hiện hoặc đã đƣợc thực hiện nhƣng hiệu quả đạt đƣợc khơng cao. Vì vậy, trong thời gian tới, với áp lực phát triển lĩnh vực ngân hàng điện tử trong toàn ngành, ngân hàng Phƣơng Nam có thể nghiên cứu và triển khai các giải pháp một cách nghiêm túc, hiệu quả nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ IB của ngân hàng, từ đó hồn thành sớm chiến lƣợc tập trung phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử mà ngân hàng đã xây dựng và theo đuổi nhiều năm qua.

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân trường hợp ngiên cứu ngân hàng TMCP phương nam khu vực TPHCM (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w