CÁC CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1 4-

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 28)

- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

5- 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1 4-

Có nhiều cách để tiếp cận VHDN theo từng khía cạnh khác nhau.

Đầu tiên theo Edgar H.Schein, VHDN có thể được chia thành ba cấp độ khác nhau, đó là mức độ cảm nhận được các giá trị VH trong DN hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị VH đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền VH, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên nền VH đó.

1.2.1. Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp nghiệp

Ở cấp độ này, VHDN bao gồm tất cả các hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức có nền VH xa lạ như: - Kiến trúc, cách bài trí, cơng nghệ sản phẩm.

- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của DN.

- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của DN. - Lễ nghi và lễ hội hàng năm.

- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của DN.

- Ngôn ngữ, cách ăn m c, phương tiện đi lại, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong DN. - Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức.

- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên DN.

Đây là cấp độ VH có thể nhận thấy ngay lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất. Cấp độ này có đ c điểm chung là ảnh hưởng nhiều của tính chất cơng việc KD của CTY, quan điểm của người lãnh đạo. Như vậy, đây là tất cả những gì ta cảm nhận, nhìn thấy ở một DN. Những thực thể hữu hình dễ dàng nhận thấy nhưng khơng dễ dàng để giải mã ra đ c trưng VHDN nếu chỉ dựa vào yếu tố này bởi vì phụ thuộc rất nhiều vào cách cảm nhận của riêng mỗi người. Ví dụ khi một người trơng thấy cách thức tổ chức không trang trọng, lịch sự của một DN thì có thể cho r ng DN hoạt động thiếu hiệu quả nếu như người đó đứng trên giả định của mình là sự lộn xộn nghĩa là không làm việc. Tuy nhiên, một người khác khi thấy một tổ chức rất chỉnh tề, đâu vào đó thì lại cho r ng DN đó thiếu tính sáng tạo nếu người này đứng trên kinh nghiệm riêng của mình là sự trang trọng c ng có nghĩa là thủ tục và tính qui trình cao. Nếu người quan sát làm việc trong DN lâu dài thì có thể cảm nhận đúng đắn hơn mối quan hệ giữa những thực thể hữu hình và đ c trưng VH của DN. Nếu chúng ta muốn biết được mối quan hệ này nhanh hơn thì chúng ta có thể tìm hiểu những giá trị, qui tắc và luật lệ mang tính hướng dẫn cho những hoạt động hàng ngày của DN (cấp thứ hai của VHDN).

1.2.2. Cấp độ thứ hai: Những giá trị đƣợc thể hiện

DN nào c ng có qui định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của tồn bộ nhân viên và thường DN cơng bố rộng rãi ra cơng chúng. Đây c ng chính là những giá trị được cơng bố, một bộ phận của nền VHDN. Những giá trị này c ng có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác.

Thứ nhất, tầm nhìn.

Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm nhìn cho thấy bức tranh tồn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗ lực đạt được trạng thái đó.

Thứ hai, sứ mệnh và các giá trị cơ bản.

Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơ bản nêu lên vai trò, trách nhiệm mà tự thân DN đ t ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản c ng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.

Thứ ba, mục tiêu chiến lƣợc.

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tác động cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho DN. Mỗi tổ chức cần triển khai những kế hoạch chiến lược để xác định “lộ trình” và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của DN. Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giải thích như sau: Khi triển khai chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. VH c ng là công cụ thống nhất mọi người về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.

Tóm lại đây là những giá trị xác định những gì mình nghĩ là phải làm hay khơng nên làm, xác định những gì mình cho là đúng hay khơng đúng. Giá trị được phân chia làm hai loại. Loại thứ nhất là các giá trị tồn tại sẵn ngay trong DN một cách khách quan và hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mà lãnh đạo mong muốn DN mình có và phải triển khai từng bước.

Các giá trị được thể hiện có thể được xem là đúng hay sai, hợp lý hay khơng tùy thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm của riêng mỗi cá nhân. Khi các giá trị này được minh chứng b ng thực tiễn của DN thì sẽ trở thành những ngầm định nền tảng (cấp thứ ba).

Ví dụ, giám đốc nhân sự của CTY mong muốn CTY được trẻ hóa đội hình bởi vì ơng ta nghĩ r ng người trẻ thì làm việc tốt hơn đối với tính chất KD của DN trong giai đoạn này, nhưng ý kiến này không được nhiều người ủng hộ vì chưa được

minh chứng; b ng quyền lực của mình giám đốc nhân sự có thể ra qui định cho các phòng ban trong CTY phải tuyển người trong khoảng 25-35 tuổi. Khi những người trẻ tuổi thành công trong DN và dần dần quan điểm này thông qua một cơ chế chuyển đổi từ niềm tin một cá nhân, những giá trị được chia xẻ chung ngầm định nền tảng trong công tác tuyển dụng của tất cả phòng ban DN.

Để trở thành những ngầm định nền tảng, các giả định về giá trị phải minh chứng được tính chất thích hợp, đúng đắn trong một thời gian đủ dài và ngay cả khi môi trường thay đổi trong suốt quá trình chuyển đổi trên.

Các giá trị thể hiện sẽ giúp ta dự đoán được điều mà lãnh đạo, nhân viên DN sẽ nói trong nhiều hồn cảnh nhưng có thể khơng phải là những điều thực sự được hành động. Ví dụ một CTY nói r ng họ ln trân trọng giá trị của nhân viên, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, nhưng có thể thực tế một số hành động thì khơng thể hiện mạnh, tuyệt đối điều này.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w