MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ CÁCH TÍNH

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 54)

Trong số các NH mà bài viết tìm hiểu, một số NH khơng thu thập đủ số liệu cho cả 03 năm (2009-2011), hoặc có số liệu về lợi nhuận nhưng thiếu số liệu về cổ tức trong năm tương ứng sẽ khơng đưa vào tính tốn để phân tích. Trường hợp NH có lợi nhuận cuối năm âm mà trong năm vẫn thực hiện trả cổ tức (TPB năm 2011) sẽ khơng đưa vào tính tốn chung cho năm tương ứng, mà dành cho việc phân tích tình huống cụ thể.

Với ý nghĩa cổ tức là phần lợi nhuận được chia cho cổ đông sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính như: với người lao động, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế, trích lập các quỹ theo quy định… bài viết tính tỷ lệ phần trăm giữa số tiền dành cho trả cổ tức tiền mặt (bao gồm cả phần chi trả cho mua cổ phiếu quỹ bởi đây cũng là một hình thức khác của cổ tức tiền mặt bằng cách lấy nguồn tiền của NH để trả cho cổ đông) so với tổng lợi nhuận sau thuế của các NH trong năm tương ứng. Bài viết dùng tỷ lệ này để so sánh mức độ trả cổ tức cao hay thấp của các tổ chức. Để tính tốn chung về tỷ lệ trả cổ tức cho các nhóm NH hoặc cho tồn hệ thống NH, bài viết sẽ thực hiện theo 3 cách: cách thứ nhất là tính tỷ lệ tổng số tiền dành cho trả cổ tức so với tổng số lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tạo ra trong thời kỳ tương ứng. Cách thứ hai là tính trung bình cộng đơn giản của các tỷ lệ trả cổ tức của các NH. Tuy nhiên, nếu chỉ tính theo hai cách đơn giản trên thì sẽ khơng cho ta thấy được bản chất của vấn đề trả cổ tức khi gộp chung tất cả các NH lại, bởi như vậy sẽ đánh đồng tất cả các NH là như nhau, trong khi quy mơ của mỗi NH là khác nhau. Do đó, ở cách tính thứ ba, bài viết sẽ tính tỷ lệ bình qn có trọng số là vốn điều lệ, với vốn điều lệ được dùng là vốn điều lệ bình quân năm, do việc trả cổ tức được chia làm nhiều đợt trong năm tài chính (mang tính thời kỳ), trong khi con số vốn điều lệ chỉ mang tính thời điểm vào cuối năm tài chính.

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w