Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI chảy vào một quốc gia nhiều hay ít tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và theo mỗi thời kỳ khác nhau thì tác động cũng rất khác nhau mà rất nhiều nghiên cứu đã thực hiện như trình bày ở phần 2.2. Việt Nam là quốc gia có thu nhập cịn thấp nhưng có dân số dồi dào để phát triển, vậy nên chính phủ đang tìm nhiều biện pháp để thu hút dòng vốn FDI để thúc đẩy kinh tế.

Vậy nên để tìm hiểu các yếu tố kinh tế vĩ mơ tác dộng đến nguồn vốn FDI như thế nào, tơi tiến hành phân tích thực nghiệm với các dữ liệu thu thập như sau:

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thu thập theo tháng và theo quý chuỗi thời gian của các biến từ 01/2005 đến tháng 06/2013 bao gồm:

a) Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,

b) Tổng sản phẩm quốc nội GDP: Đại diện cho độ lớn của thị trường Việt Nam

c) Tỷ giá hối đoái : đại diện cho yếu tố về chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ Việt Nam

d) Độ mở thương mại: Thể hiện mức độ mở cửa của nền kinh tế, mức độ hội nhập với nền kinh thế thế giới của Việt Nam

e) Lãi suất: Thể hiện chính sách kinh tế vĩ mơ của Việt Nam f) Mức độ sinh lợi: Thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư g) Lạm phát: Thể hiện tính ổn định kinh tế.

Do hạn chế trong việc thu thập dữ liệu nên tôi tiến hành lấy số liệu từ năm 2005 đến nay từ việc tổng hợp các nguồn sau đây:

B

ả ng 3.1 : Nguồn dữ liệu của các yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập trong

bài nghiên cứu

STT Biến nghiên cứu Ký hiệu Nguồn thu thập Đơn vị tính

1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI GSO Triệu USD

2 Giá trị sản xuất công nghiệp IP GSO Tỷ VNĐ

3 Tổng sản phẩm quốc nội GDP GSO Tỷ VNĐ

4 Tỷ giá hối đoái ER IFS VNĐ/USD

5 Độ mở thương mại TROP GSO

6 Lãi suất IR SBV Phần trăm

7 S&P500 SP500 IFS

8 Lạm phát INF IFS Phần trăm

Gi

ả i thích cách tính các d ữ li ệ u trong b ả ng để ch ạ y mô hình:

- Giá trị FDI, giá trị sản xuất công nghiêp, GDP được tổng hợp từ báo cáo thống kê hàng tháng của tổng cục thống kê.

- Tỷ giá hối đoái, S&P 500 từ thu thập từ website của tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại số liệu thống kê tài chính quốc tế.

- Lãi suất được lấy từ trang web của ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Lạm phát: thu thập chỉ số giá CPI từ website quỹ tiền tệ quốc tế làm dữ liệu đo lường lạm phát.

- Độ mở cửa thương mại: Là tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP. Các giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều được lấy từ website IMF.

Dữ liệu được lấy từ năm 2004 đến tháng 06/2013 mà không thể lấy nhiều hơn là do không thu thập được dữ liệu:

- Khơng tìm được dữ liệu giá trị sản xuất cơng nghiệp trước năm 2004 - Khơng tìm được dữ liệu giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ trước năm 2004.

Tổng số quan sát theo tháng gồm có: 102 mẫu

Tổng số quan sát theo quý cùng khoảng thời gian trên là: 38 mẫu.

Tơi đã thực hiện tồn bộ phân tích sử dụng cả dữ liệu tháng và quí nhưng do dữ liệu GDP theo tháng khơng thu thập được. Vì vậy chúng tôi đã lấy giá trị sản xuất công nghiệp IP như là đại diện cho độ lớn thị trường trong chuỗi thời gian hàng tháng và GDP như là một đại diện cho độ lớn thị trường trong dữ liệu theo quý.

Nguồn dữ liệu theo đánh giá của tác giả là được lấy và tính tốn từ những website uy tín để đảm bảo mức độ chính xác cao phục vụ tốt cho kết quả thu thập được từ bài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w