Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (Trang 61)

Chƣơng 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN ỨU

3.3 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, được thực hiện bằng phương pháp định lượng trên mẫu là 50 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương với phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu:

Thông tin của mẫu được thu thập bằng hai hình thức phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp và qua thư điện tử. Kết cấu mẫu gồm 1 doanh nghiệp nhà nước, 7 doanh nghiệp trong nước và 42 doanh nghiệp có yếu tố vốn nước ngồi. Đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 12 đáp viên là giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp, 33 đáp viên là trưởng phòng kinh doanh và marketing và 5 đáp viên là trưởng phòng nhân sự, kế hoạch và tài chính.

3.3.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo:

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và các giá trị của thang đo được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm xử lý SPSS 16.0 nhằm mục đích sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Trong đó:

 Cronbach alpha là phép kiểm định về độ tin cậy của một thang đo, tức là mức chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) và tính nhất quán

của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) đo lường một khái niệm (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 145). Điều kiện cần để một thang đo được chấp nhận là hệ số Cronbach alpha phải từ 0,6 trở lên. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc cùng nhiều nhà nghiên cứu (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 2005, trang 257-258) đồng ý rằng khi hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Song cũng có nhiều nhà nghiên cứu (như Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) đề xuất hệ số cronbach alpha chỉ cần từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Và điều kiện đủ là hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 0,30 (Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 351). Tóm lại, một thang đo được chấp nhận về mặt độ tin cậy khi nó có hệ số cronbach alpha từ 0,6 và hệ số tương quan biến tổng từ 0,3 trở lên.

 EFA dùng để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến. Tiêu chuẩn và điều kiện để chọn biến đối với phân tích EFA là:

Điều kiện kiểm định Bartlett phải có Sig <5% và chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5. Kaiser (1974) đề nghị KMO lớn hơn hoặc bằng 0,9 là rất tốt; KMO lớn hơn hoặc bằng 0,8 là tốt; KMO lớn hơn hoặc bằng 0,7 là được, KMO lớn hơn hoặc bằng 0,6 là tạm được, KMO lớn hơn hoặc bằng 0,5 là xấu và nhỏ hơn 0,5 là không chấp nhận được (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 396-397).

Tiêu chuẩn để rút trích nhân tố là nhân tố có Engenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), tổng phương sai trích phải từ 50% trở lên và hệ số tải nhân tố Factor loading phải lớn hơn 0,3 (Hair và các tác giả, 1998).

3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ:

3.3.3.1Kết quả Cronbach Alpha:

Thang đo nội lực của doanh nghiệp (NL): hệ số Cronbach alpha là 0,839 đạt độ tin

cậy, tuy nhiên biến quan sát NL5 có tương quan biến tổng 0,118 nhỏ hơn nhiều so với mức cho phép, nếu loại đi biến này thì hệ số cronbach alpha là 0,907 và hệ số tương quan biến tổng của các biến còn lại đều lớn hơn 0,6 (phụ lục 5.1) do đó quyết định sẽ loại biến NL5 ra khỏi thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu các bước tiếp theo.

Thang đo cơ sở hạ tầng kỹ thuật (HT): hệ số cronbach alpha bằng 0,881 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,7 do đó cả ba biến HT1, HT2 và HT3 đều có đủ độ tin cậy nên được chấp nhận để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Thang đo thị trường tiêu thụ (TT): hệ số cronbach alpha bằng 0,854 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,69 do đó cả ba biến TT1, TT2 và TT3 đều có đủ độ tin cậy nên được chấp nhận.

Thang đo ngành công nghiệp hổ trợ (CN): hệ số cronbach alpha bằng 0,9 và tất cả

các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,7 do đó cả 4 biến CN1, CN2, CN3 và CN4 đều có đủ độ tin cậy nên được chấp nhận.

Thang đo vai trị của chính phủ (CS): hệ số cronbach alpha bằng 0,955 và tất cả các

biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,8 do đó cả 5 biến CS1, CS2, CS3, CS4 và CS5 đều có đủ độ tin cậy nên được chấp nhận để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Thang đo vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương (HH): hệ số cronbach alpha bằng 0,942 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,8 do đó cả 4 biến HH1, HH2, HH3 và HH4 đều có đủ độ tin cậy nên được chấp nhận để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Thang đo năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc (CT): hệ số cronbach alpha bằng 0,75 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,49 do đó cả 3 biến CT1, CT2, CT3 và CT4 đều có đủ độ tin cậy nên được chấp nhận để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

(Xem kết quả Cronbach Alpha ở phụ lục 5.1)

3.3.3.2Kết quả EFA:

Phân tích nhân tố khám phá EFA các thành phần độc lập: (xem kết quả EFA ở phụ

lục 5.2)

Các thang đo có đủ độ tin cậy sau khi phân tích Cronbach Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Chỉ số KMO=0,78 và Sig=0,000, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA.

Sau khi sử dụng phương pháp trích Principal components và phép xoay varimax thì 25 biến quan sát được rút trích thành 6 nhân tố tại mức giá trị Eigenvalues=1,212 và tổng phương sai trích đạt 82,258%, và hệ số nhân tố tải factor loading đều lớn hơn 0,7 (phụ lục 5.2). Như vậy sau khi phân tích độ tin cậy và nhân tố khám phá các thành phần độc lập thì chỉ có biến quan sát NL5 là phải bị loại ra khỏi thang đo nên thang đo còn lại 25 biến quan sát và được rút trích thành 6 nhân tố giữ nguyên gốc.

Phân tích nhân tố khám phá EFA các thành phần phụ thuộc: (xem kết quả EFA ở phụ lục 5.2)

Kết quả kiểm định Bartlett và KMO đều cho kết quả phù hợp để phân tích nhân tố khám phá EFA, Sig=0,000 va KMO=0,549. Sau khi tiến hành phương pháp trích Principal components và phép xoay varimax thì 3 biến quan sát được rút trích thành 1 nhân tố tại giá trị Eigenvalues=2,03 và tổng phương sai trích là 67,65%, đồng thời hệ số tải của cả 3 biến đều lớn hơn 0,75 nên đạt yêu cầu chứng tỏ thang đo này có đủ giá trị để đo lường.

Tóm lại, sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy và nhân tố khám phá kết quả đạt được như sau:

Tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị, riêng thang đo nội lực doanh nghiệp phải loại bỏ biến NL5 mới đạt được độ tin cậy.

Các biến sau khi được rút trích vẫn giữ ngun gốc do đó mơ hình (hình 3.2) và giả thiết (trình bày ở phần 3.2.2.1) vẫn được giữ nguyên để tiến hành nghiên cứu chính thức.

Thang đo được mã hóa lại sau khi loại bỏ biến NL5 và sau đây là thang đo sẽ được dùng trong nghiên cứu chính thức:

Bảng 3.1 : Thang đo dùng trong nghiên cứu chính thức

NL Nội lực của doanh nghiệp

NL1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

NL2 Trình độ cơng nghệ máy móc thiết bị hiện đại

NL3 Lao động có trình độ và tay nghề đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp

NL4 Vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp

NL5 Cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

NL6 Doanh nghiệp có chiến lược phát triển phù hợp

HT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

HT1 Nguồn cung cấp điện đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp HT2 Dịch vụ điện thoại và internet thỏa mãn nhu cầu doanh nghiệp HT3 Hạ tầng kỹ thuật của cảng biển và đường giao thông rất tốt

TT Thị trƣờng tiêu thụ

TT1 Quy mô thị trường ngày càng hạn chế do ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh

TT2 Yêu cầu của thị trường ngày càng được nâng cao

CN Ngành công nghiệp hỗ trợ

CN1 Nguồn cung vải nội địa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

CN2 Nguồn cung phụ liệu nội địa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

CN3 Dịch vụ hỗ trợ (wash, in, thêu,…) đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

CN4 Các doanh nghiệp cung cấp vải, phụ liệu, dịch vụ hỗ trợ nội địa và doanh nghiệp may mặc đã có mối liên kết chặt chẽ với nhau

CS Vai trị của chính phủ

CS1 Chính sách về thuế tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp

CS2 Chính sách về hải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

CS3 Chính sách về ngoại hối tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp

CS4 Chính sách về tín dụng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

CS5 Chính sách về lao động tác động tích cực đến các doanh nghiệp

HH Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dƣơng

HH1 Hiệp hội dệt may Bình Dương thực hiện tốt vai trị cung cấp thơng tin cần thiết cho các doanh nghiệp

HH2 Hiệp hội dệt may Bình Dương thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp may và doanh nghiệp hổ trợ nội địa với nhau

HH3 Hiệp hội dệt may Bình Dương thực hiện tốt vai trò là cầu nối doanh nghiệp với thị trường nước ngồi

HH4 Hiệp hội dệt may Bình Dương là cầu nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp may và cơ quan nhà nước

CT Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu

CT1 Hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp có chất lượng vượt trội

CT2 Thời gian giao hàng của doanh nghiệp nhanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng

3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn sau:

 Thiết kế mẫu nghiên cứu

 Thu thập thông tin từ mẫu khảo sát

 Phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 nhằm khẳng định các yếu tố cũng như độ tin cậy và giá trị của các thang đo lường các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bản tỉnh Bình Dương; kiểm định độ phù hợp mơ hình nghiên cứu cùng các giả thiết được thiết kế và đề xuất.

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu:

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, trong đó:

Đối tượng khảo sát: là các doanh nghiệp may mặc gia công hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp hay quy mô doanh nghiệp.

Đối tượng được phỏng vấn: là các quản lý (từ cấp trưởng phòng trở lên) của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương khơng phân biệt trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính.

Kích thước mẫu: có nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu phù hợp tùy theo mức kỳ vọng vào mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, phương pháp phân tích dữ liệu và phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của các lựa chọn của đáp viên. Chẳng hạn như:

Theo Tabachnick và Fidell (2007), để tiến hành phân tích hồi quy bội MLR thì kích thước mẫu phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 8p+50 (p là số biến độc lập

trong mơ hình (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499).

Trong khi đó theo Harris RJ. (1985) kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 104+m (m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc) hoặc lớn hơn hoặc bằng 50+m nếu m <5 (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 141).

Theo Hair & ctg (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 50 và tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5/1 nghĩa là mổi biến đo lường cần 5 quan sát (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 398).

Mơ hình nghiên cứu này gồm có 28 biến đo lường như vậy cở mẫu tối thiểu là 140. Song để đạt được cở mẫu này sau khi loại bỏ những phiếu không phù hợp tác giả quyết định gửi đi 220 bảng khảo sát.

Thang đo lường các biến quan sát: thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5

điểm với 1 là hồn tồn khơng đồng ý và 5 là hồn tồn đồng ý.

3.4.2 Thơng tin mẫu nghiên cứu:

Thơng tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn dưới ba hình thức sau:

- Phỏng vấn trực tiếp

- Phỏng vấn qua điện thoại

- Phỏng vấn qua email và trực tuyến

Kết quả thu về 174 phiếu khảo sát từ 220 phiếu đã gửi đi. Sau khi loại các phiếu không phù hợp do trùng lắp doanh nghiệp, đáp viên không phải là cấp quản lý, phiếu có ơ trống hay trả lời cùng một mức độ cho các câu hỏi, chọn nhiều lựa

chọn cho cùng một câu hỏi thì lọc ra được 143 phiếu hợp lệ dùng để phân tích và kiểm định (kết quả được phân tích ở chương 4).

Trong số 143 phiếu trả lời hợp lệ được thu thập được trả lời bởi đại diện là cấp quản lý là những người có am hiểu về doanh nghiệp, trong có 41 đáp viên là quản lý cấp cao (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, giám đốc hoặc phó giám đốc) chiếm 28,7%, 79 đáp viên là trưởng phòng kinh doanh hoặc marketing chiếm 55,2%, 12 đáp viên là trưởng phòng tổng hợp và nhân sự chiếm 8,4% , 7 đáp viên là trưởng phịng tài chính kế tốn chiếm 4,9% và 4 đáp viên là trưởng phòng sản xuất chiếm 2,8%.

Loại hình doanh nghiệp được khảo sát bao gồm 1 doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ 0,7%, 42 doanh nghiệp trong nước chiếm 29,4% và 100 doanh nghiệp có yếu tố vốn nước ngồi chiếm 69,9%.

Tóm tắt chƣơng 3

Sau khi tiến hành thảo luận với các chun gia một mơ hình 6 yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu đã được hình thành (hình 3.2) và để đo lường các yếu tố này một thang đo gồm 26 biến đo lường 6 yếu tố độc lập và 3 biến đo lường yếu tố phụ thuộc năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc đã được xây dựng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ trên mẫu là 50 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì kết quả mơ hình 6 yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn không thay đổi, riêng biến NL5 (doanh nghiệp tiếp cận nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất và máy móc thiết bị rất thuận tiện và dễ dàng) bị loại khỏi thang đo do không đạt được độ tin cậy. Như vậy thang đo mới chỉ gồm 25 biến đo lường 6 nhân tố độc lập và 3 biến đo lường nhân tố phụ thuộc và các biến đo lường này vẫn được giữ nguyên gốc sau khi phân tích EFA.

Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày kết quả của nghiên cứu chính thức, bao gồm các nội dung sau: (1) kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; (2) Kiểm định sự phù hợp của mơ hình; (3) Kiểm định các giả thiết nghiên cứu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w