PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Trang 32)

Giới thiệu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được đề cập trong phần tổng quan, và cơ sở lý thuyết cũng như mơ hình nghiên cứu đã được trình bày ở chương 2, trong chương này, tác giả trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, và các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Hai giai đoạn nghiên cứu này được trình bày cụ thể ở phần dưới đây.

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài và xây dựng bản phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Từ mục tiêu ban đầu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng được bản phỏng vấn định tính. Tuy nhiên, bản phỏng vấn này chưa chắc chắn phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vì vậy, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 EXP đang làm việc ở một số công ty tại Việt Nam. Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại Phụ lục 1 – Bảng câu hỏi phỏng vấn định tính.

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả loại bỏ và điều chỉnh một số biến khơng phù hợp. Từ đó, tác giả xây dựng được bản câu hỏi định lượng (xem Phụ lục 2), và sử dụng bản câu hỏi này để khảo sát 140 EXP.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay khi bản câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính.

3.1.2.1 Mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát là các EXP giữ vị trí quản lý hoặc chun gia hiện đang cơng tác tại các công ty bất kỳ tại Việt Nam và sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Theo Hair và cộng sự (2006), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát cần thiết để thu thập bộ dữ liệu.

Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo cơng thức:

n>=8m+50 (3.1) Trong đó:

n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mơ hình

Trên cơ sở đó, tác giả chọn cỡ mẫu là 140. Mẫu khảo sát được chọn bằng phương pháp thuận tiện. Cuộc khảo sát được tiến hành từ đầu tháng 3 năm 2013. Tác giả gửi bảng câu hỏi chính thức qua địa chỉ thư điện tử tại công ty (business email) của hơn 140 đối tượng khảo sát và trực tiếp đưa phiếu câu hỏi cho khoảng 60 đối tượng mà tác giả có thể tiếp cận được. Sau hơn 2 tháng thu thập, tác giả nhận được 142 phiếu trả lời.

Cơ sở lý thuyết

Bản phỏng vấn định tính

Nghiên cứu định tính

Bản khảo sát định lượng

Nghiên cứu định lượng (n=140)

Viết báo cáo

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm định thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên phần mềm SPSS 16.0.

Để kiểm định thang đo, tác giả tiến hành 3 bước:

Bƣớc 1: Đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha của từng thang đo lý thuyết nhằm loại

các biến rác trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các biến rác là biến chúng ta tin rằng chúng có thể đo lường khái niệm nhưng thực chất nó khơng có quan hệ gì với các biến đo lường khác. Các biến rác này có thể tạo nên nhân tố giả (artificial factors) khi phân tích EFA (Churchill, 1979) và chúng ta khơng có cơ sở để giải thích nó. Do đó, khi đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, các biến nào khơng đạt u cầu (có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh thấp (<0.3)) sẽ bị loại.

Bƣớc 2: Các biến đo lường (quan sát) đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích nhân

tố khám phá (EFA). Dựa trên kết quả phân tích EFA, các thành phần trong khái niệm ban đầu sẽ được điều chỉnh bằng cách loại bỏ các biến không đạt yêu cầu hoặc được đo lường bằng các biến quan sát của thành phần khác. Trong nghiên cứu này, do số lượng mẫu tương đối thấp (140) nên ở bước này, tác giả lần lượt chạy EFA cho 3 nhóm biến: biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc.

Bƣớc 3: Kiểm định lại độ tin cậy của các thang đo thành phần sau khi được điều

chỉnh dựa trên kết quả EFA.

a) Đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha

Tất cả các thành phần (thang đo) được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Về mặt lý thuyết, Cronhbach alpha càng cao càng tốt. Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70-0.80]. Nếu Cronbach’s alpha >=0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994).

Các biến quan sát dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy các biến nào có hệ số tương qua biến-tổng hiệu chỉnh (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

b) Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu quan tâm đến các tiêu chuẩn sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) >=0.5;

KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa các biến quan sát với độ lớn của của hệ số tương quan riêng phần của chúng. KMO càng lớn càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.50.

Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị hay khơng (là ma trân có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng 0 và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1). Nếu phép kiểm định Bartlett có p<5%, giả thuyết khơng Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) bị từ chối, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau.

- Trọng số nhân tố của biến quan sát trên nhân tố mà nó đo lường sau khi quay phải cao (>=0.5) và trọng số nhân tố của biến quan sát này trên các nhân tố khác nó khơng đo lường phải thấp. Đạt được điều này, thang đo đạt được giá trị hội tụ.

- Chênh lệch trọng số λiA-λiB>=0.3. Nếu hai trọng số này tương đương nhâu thì biến quan sát i vừa đo lường thành phần A nhưng cũng vừa đo lường thành phần B.

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >=50%. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm phương sai của các biến đo lường và nếu tổng này >=50% nghĩa là phần chung lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt).

- Xác định số lượng nhân tố dừng lại ở nhân tố có hệ số eigenvalue >=1.

Khi phân tích EFA đối với các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có hệ số Eigenvalue >= 1.

Sau khi phân tích EFA, tất cả các thành phần của khái niệm ban đầu (nếu có điều chỉnh) sẽ được kiểm định lại độ tin cậy Cronbach alpha.

Dựa trên kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và ph ân t ích n hâ n t ố kh á m phá ( EFA ) , tác giả điều chỉnh lại của mơ hình (nếu có), xây dựng các mơ hình hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết.

3.2 Thang đo

3.2.1 Thang đo sự điều chỉnh xuyên văn hoá

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo được phát triển bởi Black và cộng sự (1989). Thang đo này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo của Kraimer và cộng sự (2001) và của nhiều tác giả khác. Đây là thang đo likert 7

điểm gồm 11 biến quan sát. Điểm 1 = điều chỉnh rất kém (not unadjusted at all); điểm 7 = điều chỉnh rất tốt (very well adjusted).

Dựa trên kết quả phỏng vấn định tính, tác giả loại bỏ 3 biến (mức độ điều chỉnh với cấp trên, mức độ điều chỉnh với người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và điều chỉnh với điều kiện sống nói chung). Thang đo sự điều chỉnh xuyên văn hóa được hiệu chỉnh lại gồm có 8 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.1.

3.2.2 Thang đo kết quả công việc

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert của Kraimer và cộng sự (2001). Thang đo này được nhóm tác giả phát triển dựa trên các nghiên cứu của Caliguiri (1997), Feldman và Thomas (1992), Gregersen và cộng sự (1996). Kết quả công việc là khái niệm gồm 2 thành phần, mỗi thành phần được đo bằng 3 biến quan sát. Các EXP được yêu cầu tự đánh giá kết quả thực hiện công việc theo 6 biến quan sát khác nhau ứng với 7 điểm: 1 = rất tệ (very poor) và 7 = nổi trội (outstanding).

Theo kết quả phỏng vấn định tính, tác giả điều chỉnh biến “tương tác với đồng nghiệp (co-worker) thành biến “tương tác với các thành viên trong cơng ty” bởi vì ngồi đồng nghiệp, các EXP cịn thường xun tương tác với cấp dưới và các thành phần khác nhau trong công ty.

Bảng 3.1: Thang đo sự điều chỉnh xuyên văn hoá

Biến tiềm ẩn Biến quan sát Ghi chú Ký hiệu

Điều chỉnh công việc

(Work Adjustment)

Mức độ điều chỉnh với công việc và trách nhiệm công việc Degree of adjustment with job and responsibilities

A11 Mức độ điều chỉnh khi tương tác với đồng nghiệp

Degree of adjustment with interacting with co-workers

A12 Mức độ điều chỉnh với cấp dưới

Degree of adjustment with subordinates

A13 Mức độ điều chỉnh với cấp trên

Degree of adjustment with supervisors

Bị loại qua nghiên cứu định tính Điều chỉnh tổng quát (General Adjustment)

Mức độ điều chỉnh với thức ăn Degree of adjustment with food

A21 Mức độ điều chỉnh với mua sắm

Degree of adjustment with shopping

A22 Mức độ điều chỉnh với thời tiết

Degree of adjustment with weather

A23 Mức độ điều chỉnh với điều kiện sống nói chung.

Degree of adjustment with general living

Bị loại qua nghiên cứu định tính Mức độ điều chỉnh với giao thơng

Degree of adjustment with transportation

A24

Điều chỉnh tương tác (Interaction Adjustment)

Mức độ điều chỉnh khi làm việc với người Việt Nam ở ngồi cơng ty

Degree of adjustment when working with Vietnamese outside the company.

A31

Mức độ điều chỉnh với người việt Nam trong cuộc sống hằng ngày

Degree of adjustment with Vietnamese in daily situations

Bị loại qua nghiên cứu định tính

Bảng 3.2: Thang đo kết quả công việc

Biến tiềm ẩn Biến quan sát Ghi chú hiệuKý

Kết quả kỹ thuật (Task

performance)

Đạt mục tiêu

(Meeting job objectives)

P11 Kết quả cơng việc nhìn chung

(Overall job performance)

P12 Khả năng kỹ thuật (Technical competence) P13 Kết quả hoàn cảnh (Contextual performance)

Điều chỉnh với thói quen, tập qn văn hố của cơng ty nước sở tại

Adapting to the foreign facility’s business customs and norms

P21

Thiết lập được các mối quan hệ với các mối liên hệ kinh doanh chủ yếu tại nước sở tại

Establishing relationships with key host-country business contacts

P22

Tương tác với các thành viên trong công ty Interacting with individuals in Company

Đã được điều chỉnh qua nghiên cứu

định tính

P23

3.2.3 Thang đo sự khác biệt trong vai trò

Tác giả sử dụng thang đo được dùng trong nghiên cứu của Black (1987). Đây là thang Likert 7 điểm và gồm 11 biến quan sát. Thang đo này được Black phát triển dựa trên thang đo của Steward (1982).

Sau khi nghiên cứu định tính, thang đo kết quả công việc sử dụng trong nghiên cứu định lượng được trình bày như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thang đo sự khác biệt trong vai trò

STT Biến quan sát Ghi chú Ký hiệu 1 Sự khác biệt về các chuẩn mực kết quả công việc Difference in performance standards KHACBIET1 2 Sự khác biệt về mức độ tham gia trong đơn vị tổ chức Difference in degree of involvement in work unit

Bị loại qua nghiên cứu định tính

3 Sự khác biệt về trách nhiệm bên ngồi cơng việc Difference in outside work responsibilities KHACBIET2 4 Sự khác biệt về loại người trong đơn vị tổ chức Difference in the type of people in the work unit

Bị loại qua nghiên cứu định tính

5 Sự khác biệt về các quy định pháp lý Difference in legal regulations KHACBIET3 6 Sự khác biệt về quy trình thủ tục hành chính Difference in bureaucratic procedures KHACBIET4 7 Sự khác biệt về sự kháng cự lại sự thay đổi của nhân viên Difference in resistance to change of employees

Bị loại qua nghiên cứu định tính 8 Sự khác biệt về các cuộc họp bắt buộc Difference in mandatory meetings

Bị loại qua nghiên cứu định tính 9 Sự khác biệt về mối quan hệ công việc Difference in work relations

Bị loại qua nghiên cứu định tính

10 Sự khác biệt về sự giới hạn nguồn lực Difference in resource limitations KHACBIET5 11 Sự khác biệt về sự giới hạn kỹ thuạt Difference in technical limitations KHACBIET6

3.2.4 Thang đo sự mâu thuẫn trong vai trò

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu của Tang và cộng sự (2010). Thang đo này do Rizzzo và cộng sự (1970) xây dựng và phát triển. Năm 1987, Black và cộng sự cũng sử dụng thang đo này để đo lường sự mâu thuẫn trong vai trò.

Dựa trên kết quả phỏng vấn định tính, tác giả điều chỉnh số lượng biến quan sát. Thang đo cuối cùng được sử dụng trong nghiên cứu định lượng như bảng 3.4.

Bảng 3.4: Thang đo sự mâu thuẫn trong vai trò

STT Biến quan sát Ghi chú Ký hiệu 1 Làm những việc mà đáng lẽ ra phải được làm khác

Do things that should have been done differently nghiên cứuBị loại qua định tính 2 Nhận được nhiệm vụ nhưng khơng có nguồn nhân lực

để hoàn thành

Receive an assignment without the manpower complete it

MAUTHUAN1

3 Phải làm trái luật lệ hoặc chính sách để triển khai một nhiệm vụ

Have to buck a rule or policy to carry out an assignment

MAUTHUAN2

4 Nhận được nhiệm vụ nhưng khơng có ngun liệu, nguồn lực tương ứng để hoàn thành

Receive an assignment without edequate materials and resouces to complete it

MAUTHUAN3

5 Làm việc với hai hay nhiều nhóm vận hành theo những cách khác nhau

Work with two or more groups who operate quite differently

MAUTHUAN4

6 Nhận được các yêu cầu khác nhau từ 2 hay nhiều người khác nhau

Receive incompatible requests from 2 or more people.

MAUTHUAN5

7 Đưa ra các quyết định được sự đồng ý/tán thành của người này nhưng lại không được sự đồng ý/tán thành của người khác

Make decisions that are to be agreed by one person but not agreed by others.

Bị loại qua nghiên cứu định tính

8 Làm những việc không cần thiết Work on unnecessary things

Bị loại qua nghiên cứu định tính

3.2.5 Thang đo sự quá tải trong vai trò

Tác giả sử dụng thang đo Quantitative Workload Inventory của Spector and Jex (1998). Thang đo gồm 4 biến quan sát với 7 điểm tương ứng: (1) = không bao giờ và (7) = vài lần trong một ngày.

Bảng 3.5: Thang đo sự quá tải trong vai trò

STT Biến quan sát Ghi chú Ký hiệu 1

Mức độ thường xuyên phải làm nhiều việc hơn có thể làm tốt

Degree of frequency one has to do more work than you can do well

Bị loại qua nghiên cứu định tính

2 Mức độ thường xun có những việc lớn phải giải quyết Degree of frequency there is a great deal to be done QUATAI1 3

Mức độ thường xuyên cơng việc địi hỏi phải làm rất nhanh

Degree of frequency the job requires one to work very fast?

QUATAI2

4

Mức độ thường xuyên công việc yêu cầu phải làm rất vất vả

Degree of frequency the job requires one to work very hard?

QUATAI3

3.2.6 Thang đo sự rõ ràng trong vai trò

Tác giả sử dụng thang đo của Rizzo và cộng sự (1970). Thang đo này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu sau đó của Jones (1986), Black (1987), Tang (2010). Theo kết quả phỏng vấn định tính, thang đo gồm các biến quan sát như sau:

Bảng 3.6: Thang đo sự rõ ràng trong vai trò

STT Biến quan sát Ghi chú Mã hóa 1 Sự chắc chắn trong quyền hạn (certain about authority) RORANG1 2 Sự rõ ràng trong mục tiêu công việc (clear on goals and objectives for job) RORANG2 3 Sự phân bổ thời gian một cách hợp lý (divide time properly) Bị loại qua nghiên cứu định tính

4 Sự rõ ràng trong trách nhiệm (responsibilities) RORANG3

Một phần của tài liệu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w