Một số giải pháp và kiến nghị

Một phần của tài liệu BÁO cáo CHUYÊN đề CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG tại sở nội vụ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 33 - 36)

II. Tổng quan về chuyên đề “Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi”

3. Một số giải pháp và kiến nghị

3.1 Giải pháp

Trước yêu cầu thay đổi và cải cách tiền lương cho phù hợp, đáp ứng đầy đủ cuộc sống của cơng chức, chúng ta cần phải có quan điểm đúng đắn và giải pháp hợp lý với bối cảnh hiện đại hóa ngày nay:

Thứ nhất, xác định chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng

của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho cơng chức và gia đình họ.

Thứ hai, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống,

đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng u cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

Thứ ba, trả lương cho cơng chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vũ

lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động, thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức cơng vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Thứ tư, quán triệt các chính sách và chủ trương cắt giảm biên chế và các vị trí

việc làm, nhân sự tại các cơ quan, đơn vị nhà nước để giảm tải số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, giúp cho nền hành chính có đội ngũ nhân sự

chất lượng, không thừa người thiếu việc, giảm áp lực cho việc chi thường xuyên của ngân sách nhà nước và hơn hết giúp việc cải cách chính sách tiền lương thực hiện dễ dàng và thỏa đáng hơn.

3.2 Kiến nghị

a. Với Học viện Hành chính Quốc gia Cơ sở TP.HCM

- Học viện cần có cơ chế hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm kiếm cơ quan thực tập, xin vào thực tập.

- Học viện cần tổ chức việc học lý thuyết gắn liền với thực tiễn, thay đổi phương pháp giảng dạy và học để tạo ra một môi trường học tập năng động, phong phú. Đồng thời tạo điều kiện để sinh viên gần gũi, linh hoạt xử lý các tình hướng, kỹ năng mềm.

- Học viện cần đưa các mơn học về phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy để sinh viên có điều kiện, khả năng hồn thành tốt quy trình thực tập của mình.

b. Với Bộ môn Tổ chức và quản lý Nhân sự

- Bộ môn cần định hướng hoạt động thực tập cũng như công tác báo cáo thực tập từ khi mới phân chia chuyên ngành để sinh viên có điều kiện tìm hiểu, tích lũy thông tin phù hợp.

- Trước khi sinh viên đi thực tập, Bộ môn cần triển khai nhiều bữa để chia sẽ và tìm hiểu những thắc mắc, khó khăn của sinh viên theo từng thời điểm để có thể giải quyết giúp sinh viên tự tin hơn và hiểu biết hơn trong quá trình thực tập.

c. Với Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi

Sau 02 tháng thực tập tại đây, thì em cảm nhận Sở Nội vụ Quảng Ngãi đã tạo mọi điều kiện tối đa, giúp đỡ em trong suốt quá trình, để hồn thành tốt q trình thực tập cũng như báo cáo thực tập. Ngoài mong muốn của bản thân sẽ được tiếp cận, tham gia và được cống hiến nhiều hơn trong quá trình thực tập; hi vọng được anh chị giao nhiều cơng việc hơn để có thêm nhiều học hỏi thì em khơng có ý kiến về cơ quan Sở Nội vụ Quảng Ngãi nói chung và các anh chị Phịng Cơng chức, viên chức nói riêng.

KẾT LUẬN

Trải qua thời gian thực tập tại phòng CC,VC của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi; em đã được làm quen cũng như được tìm hiểu mơi trường HCNN với cách thức làm việc thực tế tại cơ quan, nhận thấy đội ngũ công chức ở đây làm việc nghiêm túc, tích cực, có trình độ chun mơn phù hợp; mọi người đều vui vẻ, hòa đồng, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong cơng việc đã giúp em học hỏi được nhiều điều về cách làm việc và hành xử nơi công sở. Cùng với sự quan tâm, dẫn dắt tận tình của GVHD cũng như sự chỉ bảo tận tâm của các thầy cô, anh chị của phịng CC,VC nói riêng và Sở Nội vụ nói chung đã giúp đỡ em có cơ hội và điều kiện được tìm hiểu, thực hiện những cơng việc tại cơ quan liên quan đến chuyên ngành học, hồn thành báo cáo thực tập và có được kỳ thực tập thành cơng.

Trong suốt quá trình thực tập, được tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu em đã đưa ra một số vấn đề liên quan đến đề tài “Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi”. Từ đó có thể nhận thấy “Chính sách tiền lương” là điều kiện cần và đủ để thực hiện tại cơ quan, để triển khai các công tác khác trong cơ quan. Vậy nên, Chính sách tiền lương là vấn đề quan trọng cần đánh giá và nhìn nhận sâu sắc để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Công chức tại cơ quan và đúng theo quy định của nhà nước. Qua trên, em đánh giá công tác thực hiện các chính sách tiền lương tại SNV tỉnh Quảng Ngãi đã được thực hiện nghiêm túc, song vẫn rất cần nâng cao hiệu quả và thực hiện nhiều chương trình cải cách, hạn chế tối đa các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý cũng như thực hiện chính sách tiền lương tại Sở, nhằm phát huy và củng cố đội ngũ nhân sự tại Sở, chất lượng và phát triển hơn để thực hiện hoạt động cơng vụ có hiệu quả, tinh thần và trách nhiệm cao hơn. Đồng thời, thực hiện chính sách tiền lương rõ ràng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu sống của công chức nơi đây, giúp công chức yên tâm thực hiện nhiệm vụ và cống hiến hết mình cho Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và nền hành chính nước ta nói chung.

Trên đây chỉ là sự đánh giá chủ quan mang tính cá nhân trong thời gian thực tập ở cơ quan và dựa trên cơ sở những kiến thức đã học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của q Thầy, cơ và Lãnh đạo phịng Cơng chức viên chức.

Một phần của tài liệu BÁO cáo CHUYÊN đề CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG tại sở nội vụ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)