Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các nhân tố kinh tế vĩ mô và biến động của thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Qua phân tích kết quả nghiên cứu ta có thể rút ra được những đặc điểm nổi bật như sau:

- Thứ nhất, trong nhiều biến kinh tế vĩ mơ đưa vào nghiên cứu có ba biến nổi bật ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khốn đó là chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số sản xuất cơng nghiệp IP và lãi suất tín phiếu kho bạc. Đây là ba biến có ảnh hưởng dài hạn tới chỉ số giá chứng khoán VN-Index.

- Thứ hai, tồn tại mối quan hệ giữa những biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, các biến chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ giá hối đối EX, đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, giá vàng GOLD và lãi suất tín phiếu TB có tác động đến thị trường chứng khốn. Trong dài hạn, như đã đề cập ở trên, các biến chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số sản xuất cơng nghiệp IP và lãi suất tín phiếu kho bạc ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Việc tập trung vào các biến này khi phân tích thị trường chứng khốn do đó sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư hay những đối tượng phân tích khác có cái nhìn tồn diện hơn trong việc đưa ra các kết luận của mình.

- Thứ ba, việc chia thành hai giai đoạn phân tích cho thấy sự khác nhau giữa hai giai đoạn, xin tóm lại như sau:

+ Qua thống kê mô tả các biến ta thấy các biến trong giai đoạn 2 có sự biến động cao hơn (CPI, EX, FDI, GOLD, M2, OIL, TB) hàm ý giai đoạn 2 tình hình kinh tế vĩ mơ bất ổn hơn so với giai đoạn 1.

+ Kết quả đồng liên kết thể hiện một số tương đồng giữa hai giai đoạn. Điểm khác biệt chủ yếu ờ hệ số tương quan của giá vàng. Giá vàng ở giai đoạn 1 tương quan ngược chiều với chỉ số giá chứng khoán trong khi ở giai đoạn 2 có sự tương quan cùng chiều. Điều này cho thấy thị trường vàng là thị trường thay thế thị trường chứng khoán trong khi ở giai đoạn 2 thị trường vàng bổ sung cho thị trường chứng khốn. Ngồi ra, hệ số tương quan của biến chỉ số sản xuất công nghiệp IP ở giai đoạn 2 lớn hơn đáng kể so với giai đoạn 1 thể hiện thị trường chứng khốn có sự di chuyển sát sao hơn với hoạt động của nền kinh tế ở giai đoạn này.

+ Phân tích VECM cho thấy thị trường chứng khoán trong ngắn hạn ở giai đoạn 1 chịu ảnh hưởng từ chính giá trị của chỉ sơ VN-Index và giá vàng trong khi ở giai đoạn 2 chịu ảnh hưởng từ lãi suất tín phiếu kho bạc.

+ Phân tích hàm phản ứng đẩy cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai giai đoạn: Trong giai đoạn ổn định thì các biến kinh tế vĩ mơ có sự tác động theo một xu hướng rõ

ràng nhưng bước qua giai đoạn kinh tế suy thối thì các biến kinh tế vĩ mơ có sự biến động khơng theo xu hướng rõ ràng và khó dự đốn hơn. Từ đó, ta có thể nói rằng trong giai đoạn kinh tế bất ổn, việc dự báo giá chứng khốn là một cơng việc rất phức tạp và đòi hỏi sự thận trọng cao độ trong phân tích.

+ Phân tích phân rã phương sai cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể giữa hai giai đoạn ngoài việc ở giai đoạn 1 biến CPI là biến chủ đạo trong giải thích sự biến động của giá chứng khốn cịn ở giai đoạn 2 thì ngồi biến CPI cịn có sự góp mặt đáng kể của biến FDI. Do đó, có thể thấy lạm phát là một chỉ báo kinh tế quan trọng khi phân tích chứng khốn, ngồi ra cũng cần để ý tới tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi trong phân tích ở giai đoạn kinh tế bất ổn.

Như vậy, ba câu hỏi nghiên cứu đề ra ban đầu đã tìm thấy được câu trả lời từ các kết quả đạt được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thị trường chứng khốn Việt Nam có sự thăng trầm theo những biến động của nền kinh tế. Chương này là chương quan trọng nhất phân tích những kết quả tìm được về mối quan hệ trong dài hạn và cả ngắn hạn của thị trường chứng khoán nước ta với các biến kinh tế vĩ mô. Với những bằng chứng thuyết phục được đưa ra từ các kiểm định, thống kê trong chương này đã khẳng định về sự tồn tại mối quan hệ giữa các biến với thị trường chứng khoán. Chương này đã đi qua khảo sát từ thống kê mô tả đến kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen, VECM, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Kết quả tổng hợp từ những kiểm định cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong đó có ý nghĩa thống kê là ba biến CPI, IP và TB. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì thị trường chứng khốn có sự biến động thơng qua các biến như CPI, EX, FDI, GOLD và TB. Như vậy, với những kết quả có được trong chương này, chúng ta hồn tồn có cơ sở để tin rằng tại Việt Nam, sự biến động của thị trường chứng khoán thể hiện qua chỉ số VN-Index có thể được giải thích thơng qua sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mơ. Nói cách khác, giữa chúng thật sự tồn tại mối quan hệ động trong ngắn hạn và cả cân bằng trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố kinh tế vĩ mô và biến động của thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 62)