6. Bố cục của luận án
3.1. Những phẩm tính vững bền, những căn tính cố hữu
3.1.2. Những căn tính cố hữu
Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong lối sống của người nông dân Việt Nam cũng bộc lộ hạn chế nhất định được gọi là tính cách “tiểu nơng”. Đây là một nét tính cách có phần “xấu xí” của người nơng dân (tiểu là nhỏ bé, vặt vãnh…). Đặc trưng của nông thôn Việt Nam truyền thống là sở hữu nhỏ về ruộng đất, kinh tế gia đình là đơn vị chủ yếu. Mảnh đất cư trú và sản xuất nhỏ bé của người nông dân đã cột chặt họ trong những khn khổ chật hẹp. Đó là nguồn gốc nảy sinh lối sống hẹp hòi, cục bộ địa phương, lối sống bảo thủ, duy kinh nghiệm. Người nông dân vốn quen sống và làm việc theo những tập quán cổ truyền, bám chắc vào cái cũ kiểu “kính lão đắc thọ”, “gừng càng già càng cay”, tức là phải coi trọng kinh nghiệm của người lớn tuổi, người đi trước. Từ đời cha đến đời con, “họ cày cấy trên mảnh đất của mình hồn tồn theo lối thô sơ cũ của ông cha họ và chống lại mọi điều mới mẻ với sự ngoan cố vốn có của người nơ lệ của tập quán trải qua bao nhiêu đời kiếp vẫn không thay đổi” [139; 336]. Theo thời gian, họ càng trở nên bảo thủ mà hậu quả của nó đã đưa họ đến chỗ lạc hậu, thụt lùi quá xa so với bước tiến chung của xã hội. Cách nghĩ của người tiểu nông cũng hết sức vụn vặt, khơng có tầm nhìn xa, khơng có tính chiến lược mà những người như ông Tĩnh (Ma làng), ông Cẩm (Đất thức)… là điển hình. Từ đó dẫn đến lối ứng xử bảo thủ, thiếu tinh thần
hợp tác, kìm hãm sự phát triển ở một bộ phận nơng dân: “Ơng sống gần hết đời ở cái làng này còn chưa thấy đồng đất ấy cho nổi một vụ lúa ăn chắc, vậy mà tụi nó lại dám cải tạo để kiếm bạc triệu? Thế đích thị là chúng nó dám qua mặt ông, qua mặt cái người vốn được coi là đa mưu túc trí nhất cái làng này. Vậy thì ơng phá” [296; 174]. Nét tâm lý này là hệ quả tất yếu của nền sản xuất phát triển ở trình độ thấp, lạc hậu, trì trệ. Bất cứ một cá nhân nào đó thức thời, đi đầu cho sự đổi mới lập tức vấp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng làng xã. Họ bị quy vào thành phần “dị biệt” hoặc là bị cơ lập, tẩy chay thậm chí là triệt tiêu như Thử (Chớm nắng),
Hiền (Cọng rêu dưới đáy ao), Tâm, Mưa, Nghiệp (Ma làng), Thanh (Gia phả của đất), Hưng (Đường tới hạnh phúc), Khanh (Đất thức), Hưởng (Bóng của cây sồi)…
Tính cách tiểu nơng cịn thể hiện ở tính sĩ diện, coi trọng vẻ bên ngồi (Đẹp tốt phơ ra, xấu xa đậy lại) khởi nguồn từ tư tưởng trọng danh (Tốt danh hơn lành áo). Người nhà quê luôn
tham vọng có vai vế (phẩm hàm) để được một chỗ ngồi tại các dịp sinh hoạt cộng đồng: “Ăn trên ngồi trốc” - ăn ở bàn trên và ngồi ở bậc cao nhất, “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” - được một miếng ăn giữa bàn dân thiên hạ có giá trị hơn có một mâm thức ăn trong góc bếp nhà mình. Tư tưởng này đã tạo nên sự ràng buộc bền chặt giữa những người họ hàng ruột thịt phải có trách nhiệm cưu mang nhau khi có một vai vế trong xã hội “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Điều đó dẫn đến tư tưởng bè phái, cục bộ, đấu đá giữa các dòng họ (Ổ rơm, Ma làng…); anh em, chú cháu xung đột khi bàn bạc xây nhà thờ họ sao cho to hơn, đẹp hơn
những họ khác trong làng (Thời của thánh thần, Thần thánh và bươm bướm…). Quan hệ, ứng xử bằng tình cảm, coi trọng tình cảm cũng làm nảy sinh tâm lý ngại va chạm, ngại đấu tranh, “dĩ hồ vi q”, tính kỷ luật kém... Đó là ngun nhân kìm hãm thay đổi trong nhận thức và sự tiến bộ của cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam như ông Tĩnh (Ma làng), ơng Cẩm (Đất
thức). Hai mặt của đức tính trọng tình cảm này tồn tại một cách biện chứng trong bản thân
người nơng dân. Vì vậy, cũng là một con người nhưng ở lúc này, tính cộng đồng, lịng vị tha, tương thân, tương ái hướng người ta đến cái cao cả bao nhiêu thì ở lúc khác, họ lại toan tính nhỏ nhen, vị kỷ bấy nhiêu. Chính tính hai mặt đó đã khiến người nơng dân dù nhìn xa mà vẫn gần, rộng mà vẫn hẹp, cao cả mà vẫn khó nâng mình lên, rất tình cảm nhưng đơi khi cũng rất vơ tình (Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Người dưng nước lã, cha chung khơng ai khóc...).
Những đặc điểm trong lối sống tiểu nông của người nông dân biểu hiện nhiều sắc thái cả cái tốt lẫn cái xấu, cái tích cực lẫn cái tiêu cực... hồ quyện, đan xen vào nhau, cái nọ là hệ quả dẫn đến cái kia và ngược lại. Dù còn những hạn chế nhất định, song với những đặc điểm tích cực trong lối sống của người nông dân đã thể hiện phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hun đúc, chắt lọc và kế thừa từ đời này qua đời khác, góp phần tạo nên hình tượng người nơng dân Việt Nam.
3.1.2.2. Tâm lý bè phái, phe cánh
Đối với người Việt, làng xã và gia tộc (dòng họ) nhiều khi đồng nhất với nhau trở thành “vương quốc” thu nhỏ, có “luật pháp riêng” (hương ước), cố kết bền vững (phép vua thua lệ làng) dẫn đến tâm lý bè phái, cục bộ địa phương. Từ đây, những xung đột phe cánh, tranh
chấp quyền lực giữa các dòng họ và cả những hủ tục, tập tục hình thành từ lệ làng bao đời
như chiếc vịi bạch tuộc vơ hình bám riết người nơng dân. Nhiều nhà văn sau đổi mới đã khắc họa sâu sắc những mặt trái của ý thức họ tộc tác động đến cuộc sống người nông dân. Những tác phẩm như: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không
chồng (Dương Hướng), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Lão Khổ (Tạ Duy Anh)… đã cho
thấy, ý thức dòng họ mù quáng gắn với tham vọng quyền lực đê hèn của một bộ phận nông dân đã gây ra bao nhiêu hệ lụy và bi kịch cho con người.
Nối tiếp mạch tự sự này, ở Ma làng (Trịnh Thanh Phong), cuộc xung đột nghiêm trọng giữa hai dòng họ Phạm và họ Trương còn đẩy lên thành cuộc thanh trừng lẫn nhau. Phạm Tòng và đám vây cánh với những mưu đồ đen tối và toan tính đê hèn như một luồng âm khí trùm lên làng Lộc. Trong hai “cuộc họpp chấp hành”, những vấn đề chúng bàn bạc đều xoay quanh việc làm sao nhổ được“cái gai” là anh Tâm - một đảng viên và cũng là người xã đội trưởng gương mẫu được nhân dân yêu mến, làm thế nào hạ được uy tín của ơng Tĩnh - người đảng viên 50 năm tuổi Đảng - bố anh Tâm, làm sao hại được cô Mưa - người trót mang trong mình dịng máu nhà họ Phạm. Để thực hiện ý đồ đó, chúng khơng từ một thủ đoạn nào: mua chuộc Ló để thu thập thơng tin, giăng bẫy Mưa ăn quả ơ mai có tẩm thuốc độc phá thai, vu oan để đẩy Mưa vào tù, rắc thuốc sâu lên đồi lá sắn dùng nuôi cá để phá hoại kế hoạch phát triển kinh tế của Tâm... Xây dựng nhân vật Phạm Tòng cùng vây cánh với những mánh khóe hại
người, nhà văn đã khắc họa sinh động bức tranh hiện thực nông thôn ở những mảng tối, mặt trái đầy mâu thuẫn trong tính cố kết cộng đồng mà cụ thể là tư tưởng bè phái, phe cánh dòng họ. Trong Ổ rơm, việc tranh cử
vào chức chủ tịch xã của Phạm Tằng và Phan Tít là cuộc chạy đua quyền lực của họ Phạm và họ Phan ở làng Trọng Nghĩa. Phan Tít đã khơng từ bất cứ thủ đoạn nào kể cả việc lấy vợ ra làm “mồi nhử” để đưa Phạm Tằng vào trịng. Anh em Cường, Sính (Bóng của cây sồi) cùng đồng bọn ln tìm cách hãm hại hạ uy tín của Phù để tranh chức trưởng thơn. Cũng chính tư tưởng bè phái, phe cánh dẫn đến tâm lý cục bộ, địa phương khiến gia đình ơng Hưởng (Bóng của cây sồi) phải bỏ lại nhà cửa, ruộng nương lầm lũi rời làng vào một đêm tối vì khơng thể tiếp tục sống trước thái độ kỳ thị của dân làng. Các nhà văn viết về nông thôn đầu thế kỷ XXI đã không chỉ dừng lại ở việc tập trung khắc họa những mặt trái của ý thức họ tộc tác động đến đời sống người nơng dân như giai đoạn trước, mà cịn cảnh báo nó như một mối nguy hại khơn lường kìm hãm sự phát triển của nơng thơn trong tình hình mới. Qua tiểu thuyết về đề tài nơng thơn đầu thế kỷ XXI, dưới góc nhìn nhân học xã hội có thể thấy, những đặc điểm trong lối sống của người nông dân thực sự được đặt vào những thử thách cam go, những biến đổi khôn lường của cuộc sống. Nó buộc người nơng dân phải lựa chọn, giữ gìn hay loại bỏ những gì thuộc về cố hữu của nơng thơn nhằm phù hợp với sự phát triển của xã hội.