LỄ HỘI THEO MÙA

Một phần của tài liệu Dạy con biết cách chia sẻ việc nhà: Phần 2 (Trang 127 - 134)

Khi con hình thành thói quen tiếp nhận, kế thừa văn hóa về lễ hội truyền thống từ cha mẹ, con sẽ cảm nhận được sự an toàn với tư cách cá nhân, và tự tin hơn về chính mình.

Lễ hội theo mùa là văn hóa của gia đình: Đa số các trường mầm non, các trung tâm văn hóa ở trường học đều

có tổ chức các lễ hội truyền thống. Dù vậy, tại nhà, cha mẹ cũng nên cùng với các con hân hoan tổ chức đón chào lễ hội mùa màng.

Nếu năm nào gia đình cũng đầu tư cơng sức tổ chức lễ hội theo những cách thức khác nhau thì sẽ rất phiền hà và tốn kém. Vì vậy, mỗi gia đình nên tự đưa ra quyết định về cách thức truyền thống để chào đón từng loại lễ hội, rồi hằng năm, cứ đến dịp là lại tổ chức theo truyền thống ấy, sẽ tiện hơn rất nhiều.

Hơn nữa, để tổ chức hoàn hảo tất cả các dịp lễ hội trong năm là điều không dễ dàng. Mỗi gia đình chỉ nên chọn ra một vài dịp lễ hội ý nghĩa với cả nhà và mọi người trong gia đình đều có thể tận

hưởng niềm vui khi cùng nhau tổ chức. Ví dụ, “nhà mình năm này khơng tổ chức lễ hội Thất tịch, mà sẽ tổ chức Tết Trung thu, cùng ngắm trăng và ăn dango” v.v…

Đối với trẻ em, một “điều gì đó khác đi một chút so với cuộc sống bình thường” sẽ khiến các bé rất thích thú. Vì vậy, hãy tận dụng sự háo hức đầy năng lượng này của trẻ, khi trẻ đang hứng khởi muốn giúp một tay cho cơng việc chuẩn bị đón lễ hội. Thêm nữa, giao cho con thực hiện các khâu chuẩn bị lễ hội cũng là cách để con rèn luyện tính hệ thống, biết hồn thành từ khâu, từng cơng việc nhỏ để kết nối lại thành một khâu lớn, tức cả buổi lễ hội.

Dạy cho con biết cách tổ chức của gia đình:

Tết đầu năm mới: Dịp tết mỗi năm đều

bày biện, trang hoàng những thứ giống nhau, nhưng điều đó khơng dẫn đến nhàm chán, ngược lại, hàng năm, cứ bày biện trang hồng những món đồ này là sẽ cảm giác khơng khí tết tràn về. Vậy tết đầu năm nên trang hoàng như thế nào đây?

Sau khi cân nhắc, nếu quyết định trưng bày ra Oju (hộp đựng thức ăn nhiều tầng đ ể t r a n g h o à n g v à o dịp tết ) , Kagamimochi (tháp bánh Mochi để cúng vào dịp tết) và Toshoki (bộ ly tách dùng để cúng rượu tổ tiên vào dịp tết) để cảm nhận khơng khí tết đến, thì hãy theo

đó cùng con hân hoan làm công việc chuẩn bị.

Cha mẹ nên chính miệng dạy con hiểu rằng: Mỗi vật đều mang ý nghĩa biểu trưng riêng, nên dù năm nào cũng trưng bày trùng lặp các đồ vật, thì cũng khơng nên thay đổi. Hãy dạy con hiểu rằng tôn trọng truyền thống mới là cách chuẩn bị đúng lễ.

Lễ hội theo mùa: Lễ hội Momo No

Sekku (lễ hội cho bé gái) và lễ hội Tango no Sekku (lễ hội cho bé trai) sẽ được tổ chức tùy theo gia đình có con trai hay con gái. Lễ này không cần tổ chức phô trương, chỉ nên nhẹ nhàng tổ chức một buổi kỷ niệm ấm cúng. Ngày hội của bé gái có thể làm món Chirashi zushi (Sushi thập cẩm), còn ngày hội

của bé trai thì ăn món Chimaki (bánh gạo gói trong lá tre). Cứ như thế đều đặn tổ chức mỗi năm, một khi đã trở thành tập quán rồi thì năm nào đến dịp trẻ cũng sẽ háo hức mong chờ. Tương tự như thế, trẻ sẽ mang tâm trạng mong đợi tới ngày lễ Thất tịch, hay ngày lễ ăn món cháo nấu từ bảy loại cỏ…

Lễ hội Ngắm hoa: Khi dạy con Sakura

Mochi (bánh mochi bọc bằng lá anh đào) là loại bánh ăn mỗi dịp đến lễ hội hoa anh đào, thì khi được ăn món bánh này, con sẽ nghĩ: “A! Đến lễ hội ngắm hoa rồi đấy nhỉ!”. Dịp Trung thu, dưới trăng sáng vằng vặc, chỉ cần mua bánh Dango về và nói với con “Hôm nay chúng ta dành thời gian ngắm trăng”, thì mỗi dịp Trung thu đến, con sẽ không

phân vân mà biết nên làm gì. Những thời khắc ấm cúng cùng con ngắm trăng, nghe tiếng con reo vui “A! Trăng hôm nay tuyệt đẹp”, là quý giá khơng gì thay thế được.

Mỗi gia đình có cách đón mừng lễ hội khác nhau, nhưng việc tổ chức lễ hội

Việc chuẩn bị sao cho phù hợp với ý nghĩa nguồn gốc của lễ hội là việc cần

được tuân thủ.

Một phần của tài liệu Dạy con biết cách chia sẻ việc nhà: Phần 2 (Trang 127 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)