Quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 41 - 52)

- Tình hình tơn giáo ở Việt Nam hiện nay

5.1. Quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc?

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (gồm 54 dân tộc) vì thế, vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa quan trọng và to lớn trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trước hết ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm dân tộc là gì? Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội lồi người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.

Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hố, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muỗi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung cịn kém phát triển và ở trạng thái phân tán. Cho đến nay, dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, dân tộc (nation) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngơn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bỏ với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dụng nước và giữ nước. Với nghĩa này, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một quốc gia, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước. Ví dụ, dân tộc Ân Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam vv.

Theo nghĩa rộng, dân tộc có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, có chung một vùng lãnh thổ ổn định, Lãnh thổ là dấu hiệu xác

định khơng gian sinh tồn, vị trí địa lý của một dân tộc. biểu thị vùng đất, vùng trời, vùng biển mà mỗi dân tộc được quyền sở hữu. Lãnh thổ là yếu tố thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với các quốc gia dân tộc khác. Trên khơng gian đó, các cộng đồng tộc người có mối quan hệ gắn bó với nhau, cư trú đan xen với nhau. Vận mệnh của cộng đồng tộc người gắn bó với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia.

Đối với quốc gia và từng thành viên dân tộc, yếu tố lãnh thổ là thiêng liêng nhất. Khơng có lãnh thổ thì khơng có khái niệm Tổ quốc, quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của mỗi thành viên dân tộc. Chứ quyền quốc gia dân tộc về lãnh thổ là một khái niệm xác định thường được thể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, q trình di cư khiến khơng ít cư dân của một quốc gia lại cư trú ở nhiều quốc gia, châu lục khác. Vậy nên, khái niệm dân tộc, lãnh thổ, hay đường biên giới không chỉ bỏ hợp trong biên giới hữu hình, mà đã được mở rộng thành đường biên giới “mềm" ở đó dấu ấn văn hóa lại chính là yếu tố mạnh nhất để phân định gianh giới giữa các quốc gia dân tộc.

Thứ hai, có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng

quan trọng nhất của dân tộc, là cơ sở để gắn kết các bộ phận, viên trong dân tộc, tạo nên tính thống nhất, ổn định, bền vững của dân tộc. các Mối quan hệ kinh tế là nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc. Nếu thiếu tinh cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thì cộng đồng người chưa thể trở thành dân tộc.

Thứ ba, có chung một ngơn ngữ làm công cụ giao tiếp, dân tộc. Mỗi một

dân tộc có ngơn ngữ riêng, bao gồm cả ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, làm cơng cụ giao tiếp giữa các thành viên trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm... Trong một quốc gia có nhiều cộng đồng tộc người, với các ngơn ngữ khác nhau, nhưng bao giờ cũng sẽ có một ngơn ngữ chung, thống nhất. Tính thống nhất trong ngơn ngữ dân tộc được thể hiện trước hết ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản. Ngôn ngữ dân tộc là một ngôn ngữ đã phát triển và sự thống nhất về ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc.

Thứ tư, có chung một nền văn hóa và tâm lý. Văn hóa dân tộc được biểu

bản sắc riêng của từng dân tộc. Văn hóa dân tộc gắn bó chặt chẽ với văn hóa của các cộng đồng tộc người trong một quốc gia. Văn hóa là một yếu tổ đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trong sinh hoạt cộng đồng, các thành viên của dân tộc thuộc

những thành phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hóa chung của đứa tộc, đồng thời hấp thụ các giá trị văn bản chung đỏ,

Cá nhân hoặc nhóm người nào từ chối những giá trị văn hóa dân tộc thi họ đã t mình tách khỏi cộng đồng dân tộc. Văn hóa của một dân tộc khơng thể phát triển nếu khơng giao lưu với văn hóa của các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong giao lưu văn hóa, các dân tộc ln có ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc của mình, tránh nguy cơ đồng hóa về văn hóa.

Thứ năm, có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc). Các thành viên

cũng như các cộng đồng tộc người trong một dân tộc đều chịu sự quản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập. Đây là yếu tố phân biệt dân tộc-quốc gia và dân tộc tộc người. Dân tộc tộc người trong một quốc gia khơng có nhà nước với thể chế chính trị riêng. Hình thức tổ chức, tính chất của nhà nước đo chế độ chính trị của dân tộc quyết định. Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là đại diện cho dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới.

Các đặc trưng cơ bản nói trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chính thể, đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Các đặc trưng ấy có quan hệ nhân quả, tác động qua lại, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và độc đáo trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, tạo nên tính ổn định, bền vững của cộng đồng dân tộc.

Theo nghĩa hẹp, dân tộc (ethnie) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngơn ngữ và văn hóa. Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các cộng đồng đó. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc tức 54 cộng đồng tộc người. Sự khác nhau giữa các cộng đồng tộc người ấy biểu hiện chủ yếu ở đặc trưng văn hóa, lối sống, tâm lý, ý thức tộc người.

Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngơn ngữ nói, ngơn ngữ viết; hoặc chỉ

riêng ngơn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề ln được các dân tộc coi trọng giữ gìn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc người vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người khơng cịn ngơn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác làm cơng cụ giao tiếp.

Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể ở

mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tơn giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền với truyền thống văn hóa của họ. Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.

Ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Đặc trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình; đó cịn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có những tác động làm thay đổi địa bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hóa... Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người.

Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển. Đồng thời căn cứ vào ba tiêu chí này để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.

Thực chất, hai cách hiểu trên về khái niệm dân tộc, tuy khơng đồng nhất nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc tộc người. Dân tộc tộc người là bộ phận hình thành dân tộc quốc gia. Dân tộc tộc người ra đời trong những quốc gia nhất định và thơng thường những nhân tổ hình thành dân tộc tộc người khơng tách rời với những nhân tố hình thành quốc gia. Đây là lý do, khi nói đến dân tộc Việt Nam thì khơng thể bỏ qua 54 cộng đồng tộc người, trái lại, khi nói đến 54 cộng đồng tộc người ở Việt Nam phải gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Tiếp theo là những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc

Nghiên cứu vấn đề dân tộc, VILênin phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc.

Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng

đồng dân tộc độc lập. Nguyên nhân là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Xu hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thốt khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc.

Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở

nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa; do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng này diễn ra với những biểu hiện rất đa dạng và phong phú.

Trong phạm vi một quốc gia, xu hướng thứ nhất thể hiện trong sự nỗ lực

của từng dân tộc (tộc người) để đi tới sự tự do, bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai thể hiện ở sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hịa hợp với nhau ở mức độ cao hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong phạm vi quốc tế, trong thời đại ngày nay, xu hướng thứ nhất của sự

phát triển dân tộc thể hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc và chống chính sách thực dân đơ hộ dưới mọi hình thức, phá bỏ mọi áp bức bóc lột của chủ nghĩa để quốc. Độc lập dân tộc chính là mục tiểu chính trị chủ yếu của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Độc lập tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là chân lý của thời đại, là sức mạnh hiện thực tạo nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Xu hướng thứ hai thể hiện ở xu thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hành thành liên minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Xu hướng này tạo điều kiện để các dân tộc tận dụng tối đa những cơ hội, thuận lợi từ bên ngoài để phát triển phần vinh dân tộc mình.

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có sự thống nhất biện chứng với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Trong mọi trường hợp, hai xu hướng đó ln có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau, mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn tới

những hậu quả tiêu cực, khó lường. Hiện nay, hai xu hướng nêu trên diễn ra khá phức tạp trên phạm vi quốc tế và trong từng quốc gia, thậm chí nó bị lợi dụng vào mục đích chính trị nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình”.

Từ đây ta sẽ cùng xem nghiên cứu đến Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.

Một là: Các dân tộc hồn tồn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của

các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giải đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hó

Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn nó phải được thực hiện trên thực tế. Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiểu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xố bỏ tình trạng áp bức dân tộc, phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết. Đó là quyền của các dân tộc tự

quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập. đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn - cụ thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp cơng nhân. V.I.Lênin đặc biệt chú trọng quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức, các dân

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 41 - 52)