Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở việt nam (Trang 28 - 32)

1.2.1 Các giá trị tham khảo kế thừa trong luận án

Các cơng trình nghiên cứu kể trên về cơ bản đã hình thành một số cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn hoàn thiện pháp luật ĐTC và các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC nhất định ở Việt Nam.

Có thể khái quát thành tựu của các nghiên cứu mà nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa như sau:

Thứ nhất, Các cơng trình nghiên cứu đã xây d ng, hình thành một số nội dung lý luận về hoàn thiện pháp luật ĐTC.

Một là, Phân tích nội hàm khái niệm ĐTC trên nhiều phương diện khác nhau làm

cơ sở để nghiên cứu sinh đánh giá và đưa ra cách hiểu đúng đắn, hợp lý nhất về ĐTC.

Hai là, Mơ hình hố khung quản l ĐTC, gồm 8 bước (như đã d n) làm nền tảng

lý thuyết để có thể xác định các nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC.

Ba là, Nhận thức hoàn thiện pháp luật ĐTC là tất yếu hách quan và đã đề cập đến

một số tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật nói chung (làm cơ sở để phát triển tiêu chí hồn thiện pháp luật ĐTC) như: tính thống nhất, tính đồng bộ, tính ổn định...

Thứ hai, Các cơng trình nghiên cứu đã xây d ng, hình thành một số đánh giá về th c trạng pháp luật ĐTC ở Việt Nam.

Một là, Phân tích, làm r , đánh giá thực trạng một số quy định pháp luật ĐTC ĐTC

ở Việt Nam hiện nay.

Các nghiên cứu về pháp luật ĐTC đều đánh giá, việc quy định rõ ràng, cụ thể các quy định pháp lý trong toàn bộ hoạt động đầu tư trong Luật ĐTC nói riêng và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan, là một bước tiến trong quản lý, bảo đảm tính cơng khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước, góp phần và tạo điều kiện pháp l để đẩy mạnh cơng cuộc phịng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Việc triển khai thực hiện pháp luật ĐTC góp phần quan trọng vào việc thực hiện tái cơ cấu ĐTC theo hướng nâng cao hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm đó, các cơng trình nghiên cứu khoa học đã nêu cịn có những đánh giá rất xác đáng về hạn chế, hó hăn và vướng mắc của hệ thống pháp luật ĐTC mà nghiên cứu sinh kế thừa và dự định tiếp tục phân tích r nét hơn. Chẳng hạn : hó hăn, vướng mắc trong quy định pháp về phân loại dự án ĐTC; hó hăn vướng mắc trong quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư; khó hăn, vướng mắc trong quy định về đánh giá, rà soát các dự án đang triển khai;

Hai là, Các tổng kết, phân tích sơ bộ thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về

ĐTC trên một số khía cạnh chủ yếu của các nghiên cứu cũng tạo nên giá trị tham khảo lớn cho luận án:

- Về thành tựu: Hiệu quả ĐTC ở Việt Nam liên tục tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn

trong xã hội. Quá trình tái cấu trúc ĐTC đang được tiến hành mạnh mẽ, đem lại hiệu quả nhất định cho nền kinh tế...

- Về hạn chế: ĐTC còn quá chú trọng đối với lĩnh vực kinh tế, cơ cấu ĐTC theo

ngành cũng cịn nhiều bất cập. Ngành nghề nơng, lâm, thuỷ sản chưa được quan tâm đầu tư đúng mực. Những ngành khác mang tính xã hội và dịch vụ cơng cộng như y tế, giáo dục cũng chiếm tỷ trọng đầu tư há hiêm tốn và gần như hông thay đổi trong suốt thời gian qua. Phần lớn, vốn ĐTC được đầu tư cho điện, nước, vận tải kho bãi, thông tin viễn thông... Hiệu quả ĐTC tương đối thấp so với kỳ vọng và quy mô nguồn vốn đầu tư. Quy trình quản l ĐTC cịn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả gây thất thốt, lãng phí ngân sách nhà nước...

Thứ ba, Các cơng trình nghiên cứu đã đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật ĐTC ở Việt Nam.

Một là, về những kinh nghiệm trên thế giới về pháp luật ĐTC, có thể thấy các

nghiên cứu đều chỉ ra một số quy định pháp luật ĐTC các quốc gia có hệ thống quản l ĐTC hiệu quả nhất trong số các quốc gia mà Ngân hàng Thế giới nghiên cứu là Ireland, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh, Pháp, Bỉ và Chile – một nước có nền kinh tế đang phát triển đều ghi nhận. Tại các quốc gia này pháp luật quy định, ĐTC thực hiện tất cả 8 bước cần phải có” theo huyến nghị của WB; Áp dụng tất cả các phương pháp phù hợp để thẩm định dự án; Có thực hiện thẩm định độc lập; Chỉ các dự án đã được thẩm định kỹ lư ng và được thẩm định độc lập mới được lựa chọn cấp vốn; Hệ thống lập ngân sách nhiều năm; quy định đánh giá sau hi hoàn thành...

Hai là, về định hướng hoàn thiện pháp luật ĐTC.

Định hướng hoàn thiện pháp luật ĐTC mà các nghiên cứu cung cấp mặc dù chỉ ở mức độ hái quát nhưng mang tính gợi mở để nghiên cứu sinh có thể phát triển thành những định hướng thật sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Xác định và thu hẹp vai trò của Nhà nước trong hoạt động ĐTC là phương hướng đáng chú và có giá trị tham khảo nhất được đề cập.

Ba là, về giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC.

Các nghiên cứu trên đã gợi ý và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật ĐTC về một số nội dung như: Chuẩn hố quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án ĐTC; Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quản lý dự án ĐTC, đặc biệt là vai trò của Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Ban quản lý dự án; Xác định rõ tiêu chí dự án được ưu tiên bố trí vốn ĐTC...

1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sâu sắc thêm trong luận án

Bên cạnh những nội dung có tính kế thừa, nghiên cứu sinh cho rằng, có rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm sâu sắc thêm trong luận án.

Thứ nhất, những vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật ĐTC.

Một là, đánh giá các quan điểm về khái niệm ĐTC trên thế giới và ở Việt Nam,

xác định hạt nhân hợp lý tại các quan điểm cũng như vấn đề chưa thoả đáng. Từ đó, làm rõ nội hàm khái niệm ĐTC hồn chỉnh nhất, thể hiện chính xác và rõ nét nhất bản chất, đặc điểm ĐTC.

Hai là, trên cơ sở nội hàm khái niệm ĐTC, xây dựng khung lý thuyết về nội

dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC làm căn cứ, nền tảng đánh giá hệ thống pháp luật ĐTC ở Việt Nam.

Ba là, xác định, chứng minh hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam là tất yếu

hách quan, làm r các tiêu chí đánh giá tính hồn thiện pháp luật ĐTC, cũng như các điều kiện hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam.

Thứ hai, về th c trạng pháp luật ĐTC ở Việt Nam hiện nay.

Một là, đánh giá căn bản những hạn chế của hệ thống pháp luật ĐTC hiện hành,

trong đó tập trung chủ yếu vào Luật ĐTC 2019 , sửa đổi, bổ sung 2022 và những quy định mang tính then chốt trong ĐTC như: đối tượng ĐTC; nguồn vốn ĐTC và phương thức ĐTC; chủ thể tham gia và trình tự, thủ tục ĐTC.

Hai là, phân tích thực trạng ĐTC tại Việt Nam gắn liền với những nội dung

điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC.

Thứ ba, Xác định định hướng và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam.

Một là, phân tích có hệ thống kinh nghiệm thế giới về pháp luật ĐTC gắn với

những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật ĐTC, rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật ĐTC ở Việt Nam.

Hai là, xác định định hướng hoàn thiện pháp luật ĐTC dựa trên việc đánh giá

thực tiễn pháp luật ĐTC trong thời gian qua cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong tương lai.

Ba là, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật ĐTC. Đây phải là các

giải pháp hợp l , có căn cứ khoa học và mang tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật đầu tư công ở việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)