Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong quảng bá tạo điều kiện thuận

Một phần của tài liệu Quảng bá phát triển du lịch tri tôn hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

TRIỂN DU LỊC HỞ HUYỆN TRI TÔN

3.2.4 Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong quảng bá tạo điều kiện thuận

lợi, khuyến khích các hoạt động du lịch:

Liên kết giữa các đài truyền thanh huyện thị thành trong tỉnh, tỉnh bạn, liên kết vời đài phát thanh truyền hình tỉnh mở các chuyên mục định kỳ giới thiệu quảng bá về du lịch Tri Tôn.

Đẩy mạnh việc phối hợp liên ngành giữa cơ quan thông tin đại chúng - Du lịch - Công an - Hải quan và Bộ đội Biên phòng để uyên truyền và giải quyết t những chính sách, tạo thuận lợi cho du khách trên các lãnh vực: Thủ tục xuất nhập cảnh, phí lệ phí, visa... qua lại cửa khẩu. Qua đó có chính sách thu hút du khách từ Campuchia đến Tri Tơn và ngược lại, vì đây là đối tượng khách du lịch tiềm năng rất lớn.

Đẩy mạnh sự liên kết giữa các ngành trong huyện, các huyện trong tỉnh, giữa tỉnh và huyện, các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, giữa tỉnh và Trung Ương, Tỉnh An Giang – Tà Keo – Can Dal (Campuchia), giữa các công ty lữ hành du lịch, giữa các khu nghỉ dưỡng, di tích thắng cảnh, các làng nghề, các khu mua sắm và các điểm dừng chân. Từ đó thành lập các tuyến du lịch liên hồn. Đó là tính đồng bộ của các sản phẩm du lịch đặc trưng truyền thống và nét văn hóa hiện đại mà du khách có nhu cầu. Tính đồng bộ được thể hiện tương đối toàn diện: Kinh tế văn hóa mơi trường; sức khỏe - - - tâm linh - tình cảm. Sự liên kết, đồng bộ còn phải được bảo đảm bằng sự ổn định chất lượng của nó. Mọi sự phát triển, nâng cấp đều phải dựa trên cái nền ổn định từ chất lượng dịch vụ đến giá cả. Mỗi du khách sau một tour qua Tri Tôn, nếu du khách không cảm thấy hấp dẫn, mới lạ, dễ chịu hơn nơi khác thì ít lắm cũng đừng gây cho họ có sự bực mình hoặc khơng hài lịng dù nhỏ. Đặc biệt khách hành hương thì thêm yêu cầu là giúp họ giải tỏa được tâm trạng, lấy lại thăng bằng cuộc sống tinh thần.

Hiện nay, Ban quản lý phát triển du lịch huyện đã được thành lập. Hy vọng sẽ phối hợp tốt với các ban khác để tạo nên sức mạnh phát triển du lịch. Ban sẽ làm được nhiều điều mà trước đây còn nằm trong ban quản lý dự án đầu tư huyện khơng thực hiện được. Văn hóa kinh tế du lịch thể hiện gắn bó chặt chẽ ngay - -

trong từng yếu tố cấu thành, từng đơn vị cơ sở đến các cấp quản lý, đặc biệt là sự gắn kết chặt chẽ trong quảng bá xúc tiến văn hóa du lịch.-

3.2.5 - Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của chính quyền và các cơ

quan liên quan trong quảng bá và quản lí du lịch:

Trong tương lai du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn rất quan trọng, đem lại nguồn thu nhập to lớn cho địa phương. Vì thế, nhà nước, địa phương cần chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch, tạo điều kiện cho nhân dân có đời sống vật chất ấm no đầy đủ hơn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để làm được như vậy thì nhà nước và chính quyền địa phương cần phải:

Tổ chức học tập tuyên truyền sâu rộng luật du lịch, các văn bản chỉ đạo của các ngành các cấp về công tác du lịch.

Phát huy tốt vai trò, năng lực quản lí du lịch đối với cán bộ trong thực tiễn, từ công tác qui hoạch, lập dự án, mời gọi đầu tư đến quản lí trực tiếp các điểm, các khu du lịch. Cán bộ quản lý công tác du lịch phải có tầm nhì rộng và phải luôn nâng cao trách nhiệm trong công việc thực tiễn. Phải làm như thế nào để nhà đầu tư sẵn sàng đến với địa phương, khách tham quan du lịch cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi đến du lịch Tri Tơn.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước, tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về tiền vốn, kỹ thuật, trí thức và lao động của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước về phát triển du lịch. Gắn lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội. Đồng thời, Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như Hồ Sồi So, Ơ Tà Sóc,…

Các điểm, các khu du lịch trong địa bàn huyện phải được biến đổi trở thành nơi sinh hoạt ứng xử văn minh, văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần theo khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lịng khách đi. Mơi trường du lịch các nơi này phải sạch, đẹp, văn minh, văn hóa. Đây chính là công tác trọng điểm của việc quản lí hoạt động du lịch.

3.2.6 - Đào tạo lực lƣợng lao động phục vụ cho hoạt động du lịch là hình

thức quảng bá tuyên truyền miệng thu hút du khách hiệu quả nhất:

Vấn đề quyết định là con người, là nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực làm du lịch trong sự gắn bó kinh tế với văn hóa. Mỗi một cơng đoạn, mỗi một phần việc có liên quan đến phục vụ du khách (ngồi nhiệm vụ chính của ngành) như: giao thông, vận tải, hải quan, cơng an, bưu chính viễn thơng, tài ngun mơi trường, văn hóa - thơng tin - báo chí… phải có trách nhiệm và gắn tương lai, uy tín của ngành mình, địa phương mình với ngành kinh tế thời đại và cũng là làm sáng lên thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Phải thay khái niệm “quản lý” khơ khan bằng hành động phục vụ nhiệt tình và lịch thiệp thì mới thành cơng. Bởi các ngành phục vụ cho ngành phục vụ du khách mà ách tắt ở cơng đoạn nào, phần việc nào, thí dụ nhỏ nhất như kiểm tra hành lý hoặc cấp thủ tục thơng quan người và hàng hóa qua cửa khẩu biên giới hoặc một cử chỉ không thân thiện với du khách hoặc gây phiền tối khơng cần thiết cho xe tour v.v.. thì cũng đủ ảnh hưởng cho ngành

du lịch. Bản thân ngành trực tiếp phục vụ du khách tất nhiên là đòi hỏi phải phục vụ chu đáo, tận tụy và hiệu quả hơn. Nhưng phục vụ gián tiếp hay trực tiếp cũng đều là phục vụ: phục vụ văn minh, an ninh, lịch sự và hiệu quả. Xét cho cùng trong xã hội dân chủ, văn minh, các quan chức và nhân viên trong hệ thống chính trị nếu chưa được là “cơng bộc của dân” thì trước hết phải là người chuyên cần, làm hết trách nhiệm với “đối tượng quản lý” của mình.

Trong số lao động trực tiếp và gián tiếp làm du lịch hiện nay mới có 50% được đào tạo qua trường lớp. Đến năm 2010, nhu cầu lao động du lịch sẽ tăng cao nếu thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch. Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực du lịch đang đặt ra rất khẩn trương, trên quy mô lớn. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch đã, đang chủ động triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực cho mình. Hy vọng chiến lược nguồn lực du lịch sẽ được triển khai hiệu quả. Có điều đáng quan tâm liên quan đến chủ đề đang bàn là hàm lượng văn hóa kinh tế cần có ở - những người làm du lịch.

Đội ngủ quản lý phải được trang bị kiến thức và nghiệp vụ quản lí du lịch, bên cạnh trình độ quản lý, cịn cần am hiểu văn hóa. Mỗi cán bộ du lịch đều là người tuyên truyền, giao lưu văn hóa Việt Nam.

Cá nhân làm dịch vụ phải có kiến thức về dịch vụ du lịch (bán hàng, nhà trọ, các dịch vụ khác,…), thái độ ứng xử với khách du lịch có văn hóa, trước nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử.

Hướng dẫn viên du lịch phải cạnh tranh lành mạnh, giữ gìn mơi trường du lịch, phải có kiến thức chuyên ngành du lịch, am hiểu bản sắc văn hóa, lịch sử các di tích, các danh thắng, phong tục tập qn địa phương Tri Tơn, có kĩ năng giao tiếp, thái độ ứng xử nhã nhặn.

Tri Tơn có rất ít lao động được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, chủ yếu từ nghề nơng chuyển sang. Bộ phân quản lí du lịch huyện cần liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, trường dạy nghề tỉnh để mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc lớp bồi dưỡng kiện thức, lớp trung cấp tại về du lịch tại địa phương có cấp giấy chứng nhận để giúp họ chuyển nghề Có như vậy người nơng dân sẽ biết . cách làm du lịch, có thể làm được kiểu du lịch home stay, người dân thường làm hướng dẫn du lịch.Ở Népal có một lực lượng hướng dẫn leo núi là nghề hết sức cần thiết và đem lại thu nhập cao. Tất nhiên ta khơng phải là Népal và khơng có Himalaya, nhưng ta có Núi Tơ, Núi Dài, Núi Tượng, đồi Tức Dụp,… có những cách đồng mênh mông và sông nước tuyệt đẹp… Tơi hình dung, khi được huấn luyện, các chàng trai, cô gái chất phác và đôn hậu của chúng ta làm hướng dẫn du lịch cho khách xa đến, hẳn sẽ rất thú vị và hấp dẫn. Chắc chắn không ai hiểu đất và người ở đây bằng họ, cũng không ai hiểu đến thấm thía những chuyển động xã hội đang diễn ra ở đây sâu, sát cho bằng họ…

Có thực hiện được như vậy thì đến năm 20 0 ngành du lịch mới có thể trở 2 thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tri Tôn

Đây l những giải pháp mà bản thân tôi tâm đắc khi bàn luận về việc phát à triển du lịch và quảng bá ngành du lịch của huyện miền núi dân tộc Tri Tôn. Những giải pháp này cần kiểm nghiệm qua thực tế. uy nhiên cũng mong rằng các T giải pháp này là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch của huyện Tri Tôn.

Một phần của tài liệu Quảng bá phát triển du lịch tri tôn hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)