Để thực hiện thắng lợi các nội dung tái cơ cấu lĩnh vực hàng hải và đổi mới trong công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, cần tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
1. Giải pháp phát triển vận tải biển nội địa1.1. Phát triển đội tàu vận tải nội địa: 1.1. Phát triển đội tàu vận tải nội địa:
- Xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội tàu biển nội địa theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng lỏng..) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu là 6,8 - 7,5 triệu DWT, trong đó tàu chở hàng khơ là 4,72 - 5,21 triệu DWT, tàu chở hàng lỏng là 1,44 - 1,58 triệu DWT, tàu chở container là 0,68 - 0,72 triệu DWT. Từng bước trẻ hoá đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm, cụ thể:
+ Tái cơ cấu lại đội tàu biển: Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải biển; bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp vận tải biển; cơ cấu lại đội ngũ chủ tàu Việt Nam, bảo đảm nguồn lực tài chính đầu tư đội tàu quy mơ, hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường vận tải trong nước và quốc tế;
+ Tái cơ cấu về cơ chế tài chính: hỗ trợ đầu tư ban đầu, cho các chủ tàu vay vốn tín dụng ưu đãi trong mua hoặc đóng mới tàu biển; trong đó ưu tiên đặt đóng mới tàu biển tại các doanh nghiệp đóng tàu trong nước từ nguồn vốn xã hội hóa; Kiến nghị mức lãi suất ưu đãi, giảm thuế trong mua bán tàu biển trong đầu tư tàu chuyên dùng trọng tải lớn, hiện đại;
1.2. Đối với tàu chạy tuyến ven biển:
- Xem xét sửa đổi các quy định về điều kiện kỹ thuật, vùng hoạt động của tàu biển cho phù hợp thực tế, cụ thể:
- Nghiên cứu sửa đổi quy định bảo đảm cơng bằng và cạnh tranh bình đẳng giữa tàu biển và phương tiện thủy nội địa mang cấp SB trong vận tải ven biển;
- Thống nhất các quy định với các bộ ngành trong thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền;
- Đề nghị cho Cục HHVN được xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính đối với tàu thuyền tại Cục HHVN để phục vụ cơng tác quản lý.
- Bảo đảm kinh phí phục vụ cải cách thủ tục hành chính đầy đủ, kịp thời. - Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư, quản lý khai thác đội tàu biển, tàu pha sông biển (SB) hoạt động hiệu quả trên các tuyến ven biển, tuyến vận tải hành khách ven biển, tới các đảo và giữa các đảo bằng tàu biển; Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ nhằm
nâng dần thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của đội tàu biển Việt Nam;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác đội tàu nhằm giảm chi phí vận tải biển nội địa.
1.3. Tuyến vận tải bờ đảo:
Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2013/TT-BGTVT để bổ sung danh mục tuyến bờ ra đảo do một số tỉnh có kế hoạch mở tuyến bờ ra đảo (Quảng Nam, Bến Tre).
2.Giải pháp Nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện đội ngũ thuyền viên
- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo sỹ quan thuyền viên khơng qua cấp đào tạo đại học;
- Tăng cường phối hợp và gắn kết giữa đơn vị sử dụng thuyền viên với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để bảo đảm nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo;
- Tăng cường năng lực cho các bệnh viện Giao thông vận tải đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên theo yêu cầu của Công ước về tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên.
3. Giải pháp tăng cường kết nối các phương thức vận tải, thiết lập kếtnối các phương thức trong các tuyến vận tải mẫu nối các phương thức trong các tuyến vận tải mẫu
3.1. Tăng cường kết nối các phương thức vận tải
Nhận thức được vấn đề: “Kết nối giao thông là khâu đột phá để mở ra các hướng phát triển kinh tế, gắn kết quy hoạch cảng biển và các phương thức kết nối hàng hóa sau cảng”. Được sự chấp thuận của Đảng ủy Bộ Giao thông vận tải và trên cơ sở Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Đảng ủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Đảng ủy Cục Đường sắt Việt Nam và Đảng ủy Cục Hàng hải Việt Nam trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết nối các phương thức vận tải nhằm góp phần đưa ra các giải pháp đồng bộ, kịp thời trong công tác tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tới cảng biển; đánh giá những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong việc kết nối với các phương thức vận tải, góp phần thiết lập lại thị trường vận tải bình đẳng, có cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải; góp phần giảm tải áp lực đường bộ, giảm thiểu tai nạn giao thơng đường bộ và phịng ngừa ơ nhiễm môi trường và giải quyết các vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước.
- Khu vực phía Bắc: Tuyến Việt Trì đến Hải Phịng
- Khu vực phía Nam: Báo cáo cơng tác điều tiết, phân luồng hàng hóa nhằm giảm áp lực giao thông qua cảng Tân cảng Cát Lái và phát triển cụm cảng Cái Mép -Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm giảm ùn tắc giao thông tại bến cảng Cát Lái.
- Nâng cao hiệu quả khai thác tuyến luồng cho phương tiện thủy nội địa trên các tuyến luồng kết nối các cảng từ cảng biển Cần Thơ (điểm trung chuyển trên sơng Cần Thơ) với cảng biển Hồ Chí Minh (điểm trung chuyển trên sơng Sồi Rạp) nhằm kết nối các tỉnh Đơng Nam Bộ và Tây Nam Bộ bằng đường biển;
- Nâng cao hiệu quả khai thác tuyến giao thông kết nối với cảng biển Hồ Chí Minh (bến cảng Cát Lái với các ICD) và giữa cảng biển Hồ Chí Minh với Cái Mép Thị Vải (qua luồng Quan Đồng Tranh) nhằm phân luồng điều tiết vận tải hàng hóa giữa bến cảng Cát Lái và các bến cảng khác;
- Tuyến vận tải Bắc Nam: Vận tải trái cây bằng container lạnh từ đồng bằng Sông Cửu Long sang Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ;
- Tuyến Vận tải ven biển từ Việt Nam sang Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan nhằm tại động lực kết nối phát triển các vùng kinh tế Tây Nam Bộ với các tỉnh phía Nam Campuchia và Đơng Bắc Thái Lan.
3.2 Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải
- Tăng cường đầu tư đồng bộ kết nối các cảng biển trên toàn quốc với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
- Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, đủ khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT (8.000TEU); tiếp tục phát triển các cảng biển, bến container và bến cảng chuyên dụng đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; xây dựng cảng khách tại khu vực Quảng Ninh;
- Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vải để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT (8.000TEU). Tiếp tục đầu tư phát triển và khai thác có hiệu quả các cảng, bến trong khu vực theo quy hoạch được duyệt. Mở rộng, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ - Cái Cui thành cụm cảng đầu mối khu vực miền Tây Nam Bộ;
- Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện,
xuất khẩu alumin và lọc hóa dầu, luyện kim. Lựa chọn, xây dựng bến hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc;
- Đầu tư mới và nâng cấp 22 tuyến luồng hàng hải mới với tổng chiều dài 500km phục vụ nhu cầu hoạt động của tàu thuyền, gồm các tuyến luồng: Hải Hà - 80.000 DWT, Sông Chanh - 50.000 DWT, Nghi Sơn- 50.000 DWT, Đông Hồi - 30.000 DWT, Sơn Dương - 350.000 DWT, Mỹ Thủy - 50.000 DWT, Liên Chiểu - 80.000 DWT, Dung Quất II - 350.000DWT, Nhơn Hội - 50.000 DWT, Gò Gia, Đồng Nai - 5.000 DWT (từ rạch Ông Nhiêu đến cầu Đồng Nai), Long Sơn -300.000 DWT, Bến Đầm - 5.000 DWT, Bến Tre - 5.000 DWT, Sông Tiền - 5.000 DWT (từ Mỹ Tho đến biên giới Campuchia), Kênh Tắt-Trà Vinh - 20.000 DWT, Sơng Hậu - 20.000 DWT (rạch Ơ Mơn đến Vàm Nao), Ơng Đốc - 3.000 DWT, Bãi Nò - 3.000 DWT, An Thới - 3.000 DWT, Vịnh Đầm - 3.000 DWT, Mũi Đất Đỏ - 80.000 GRT;
3.3 Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển
- Xây dựng kế hoạch đầu tư và các giải pháp nhằm khai thác tối đa hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có;
- Đầu tư trang thiết bị bốc xếp và phương thức quản lý hiện đại nhằm nâng cao năng xuất xếp, dỡ hàng tại cảng biển;
- Tổ chức thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải nhằm bảo đảm chất lượng cơng trình, khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho hoạt động hàng hải;
- Thực hiện các giải pháp bảo đảm chống ùn tắc hàng hóa tại cảng biển; - Thường xuyên kiểm tra, giám sát các loại giá, phí dịch vụ tại cảng biển; kịp thời chấn chỉnh các hành vi tự ý đưa ra các loại phí, giá khơng phù hợp với thực tế; Kiến nghị, đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát giá trần, giá sàn tại cảng biển trong trường hợp cần thiết, bảo đảm giữ ổn định và lành mạnh thị trường;
- Xây dựng trình Bộ Giao thơng vận tải cơng bố phân kỳ tiến độ đầu tư xây dựng các cầu, bến cảng mới theo quy hoạch được duyệt; tổ chức giám sát bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch;
- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì luồng hàng hải và các cơng trình hàng hải; khuyến khích áp dụng cơng nghệ mới, vật liệu mới;
- Tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về cảng biển phục vụ quản lý khai thác cảng biển và hướng dẫn cho tàu thuyền vào, rời, hoạt động tại cảng biển;
- Tiếp tục nghiên cứu hồn thiện mơ hình cơ quan quản lý cảng trên cơ sở kết hợp giữa mơ hình quản lý cảng của các nước tiên tiến trên thế giới và điều kiện thực tế của Việt Nam; tổ chức triển khai thực hiện tại các cảng biển trọng điểm.
3.4. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của dịch vụ logistics; các cơ chế, chính sách tài chính bao gồm cả cơ chế, chính sách về thuế, nguồn vốn, lãi suất… đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics;
- Xây dựng luật, chính sách tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics;
- Triển khai hệ thống EDI và hệ thống giao dịch điện tử tại cảng biển; cải cách hành chính và minh bạch trong các dịch vụ cơng.
4. Một số giải pháptái cơ cấu, đổi mới thể chế, chính sách phát triểnhàng hải hàng hải
4.1 Hồn thiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
- Tiếp tục tổ chức triển khai Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân liên quan;
- Bảo đảm đầy đủ, kịp thời kinh phí phục vụ cơng tác xây dựng và phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật.
4.2 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải thông qua các biện pháp sau:
- Tiếp tục rà sốt, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thống nhất nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, bao gồm việc giảm thời gian; giảm, bãi bỏ hoặc thay thế các loại giấy tờ phải nộp trong hồ sơ; gộp, bãi bỏ các thủ tục hành chính;
- Triển khai sử dụng chữ ký số cho lãnh đạo cơ quan Cục và các đơn vị trực thuộc trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện phần mềm dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 đối với 15 thủ tục về nhóm cấp chứng chỉ thuyền viên;