Màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI đại học môn NGỮ văn mới (Trang 162)

XVI) HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)

3. Màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích

Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi con người bị chi phối bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chấp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích định tiếp tục sửa sai của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc tức lão lí trưởng và đám trương

tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông thật kì lạ". Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện. Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI đại học môn NGỮ văn mới (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w