Kết cấu của ý thức

Một phần của tài liệu Chu nghia duy vat marx (Trang 26 - 28)

II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

2. Kết cấu của ý thức

Là hiện tượng tâm lý - xã hội, ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với hữu cơ. Tuỳ theo cách tiếp cận, có thể phân chia kết cấu ý thức ở những góc độ khác nhau.

- Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí. Trong các yếu tố đó, tri thức là yếu tố cơ

bản, cốt lõi nhất.

Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới

khách quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau (như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người...) và có nhiều cấp độ khác nhau, (tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học...)

Theo C.Mác, tri thức là phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì nảy sinh ra đối với ý thức... chừng nào mà ý thức biết cái đó(1).

Muốn cải tạo thế giới, con người phải có sự hiểu biết về thế giới, tức là phải có tri thức về đối tượng cải tạo. Bởi vậy, mọi hiện tượng của ý thức đều có nội dung tri thức ở những mức độ khác nhau. Quá trình hình thành và phát triển ý thức cũng chính là q trình con người tìm kiếm, tích luỹ tri thức về thế giới.

Sự tác động của thế giới bên ngồi đến con người khơng chỉ đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới, mà còn đem lại những xúc cảm, tình cảm của họ về thế giới, về đối tượng phản ánh.

Tình cảm là một hình thái đặc biệt của phản ánh ý thức, nó phản

ánh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong hoạt động con người. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt thì tri thức mới có thể phát huy được sức mạnh và được chuyển hoá thành hiện thực, mới được vật chất hố.

- Theo chiều dọc, thì kết cấu ý thức bao gồm các yếu tố như tự ý

thức, tiềm thức, vơ thức.

Tự ý thức là q trình con người tự nhận thức về bản thân mình. Tự ý thức là một thành tố quan trọng của ý thức.

Tự ý thức là ý thức của con người về những hành vi, tình cảm, tư tưởng, động cơ, nhu cầu, lợi ích, về địa vị của mình trong xã hội. Thơng qua phản ánh thế giới bên ngoài, con người tự ý thức về mình như một cá nhân đang tồn tại, đang hoạt động, có tư duy, có cảm giác, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. Con người trong quá trình nhận thức thế giới, đồng thời cũng là qúa trình tự nhận thức bản thân, tự nhận biết mình, tự tách mình, tự phân biệt mình với thế giới đó.

Tự ý thức khơng chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, hay của cả một xã hội về địa vị của mình trong hệ thống thế giới. Đối với mỗi người, trình độ tự ý thức

là thước đo trình độ phát triển nhân cách, trình độ làm chủ bản thân. Nhờ có tự ý thức mà con người tự điều chỉnh được các hành vi và cả suy nghĩ của mình theo các qui tắc, chuẩn mực của xã hội đương thời và phấn đấu tự hồn thiện mình trong q trình phát triển xã hội.

Tiềm thức là q trình tâm lý tích cực, là những tri thức, những

tình cảm nằm ở tầng sâu của trí não chủ thể, được định hình trong ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng bổ sung cho quá trình tìm hiểu đối tượng của con người với tư cách là những cái đã có.

Vơ thức là những phản xạ tự động, tức thời khi mà ngun nhân

của nó chưa được ý thức.

Vơ thức điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người khi chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính tốn của lý trí.

Con người là một thực thể xã hội có ý thức, nhưng khơng phải mọi hoạt động, hành vi của con người đềuđược ý thức chỉ đạo, điều khiển. Trong đời sống của con người có khơng ít những hành vi do bản năng chi phối hoặc do những tác động được lặp lại nhiều lần trở thành thói quen tới mức chúng tự động xảy ra ngay cả khi khơng có sự chỉ đạo của lý trí. Những hoạt động, hành vi như vậy là những hành vi vô thức, do vô thức điều khiển.

Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng, khơng cần thiết do thần kinh làm việc quá tải. Nhờ vơ thức mà con người có thể thực hiện các chuẩn mực đã được đặt ra một cách tự động, nhanh chóng. Trong giáo dục kỹ thuật, nghệ thuật nếu kỹ năng được nâng lên thành kỹ xảo, kỹ xảo được chuyển thành những hoạt động có tính bản năng thì sẽ tạo ra vơ thức, tạo ra những phản ứng hết sức kịp thời, nhạy bén của con người, trong những trường hợp đó vơ thức có một ý nghĩa đáng kể.

Tuy nhiên, với tư cách là một bộ phận của ý thức, vô thức khơng tách rời ý thức nói chung. Nó vẫn có quan hệ với các yếu tố khác của ý thức, vẫn có thể được lý trí điều chỉnh và trong hoạt động của con người, đối với những công việc hệ trọng bao giờ cũng địi hỏi phải cân nhắc, tính tốn. Vì vậy hoạt động dưới sự điều khiển của trí tuệ bao giờ cũng là hoạt động mang tính đặc thù của con người.

Một phần của tài liệu Chu nghia duy vat marx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w