Ðổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

Một phần của tài liệu Ch nghia xa hi hin thc va trin vng (Trang 51 - 53)

IV. Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, BẢO VỆ ĐẤT

b. Ðổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

hình thức và cách làm phù hợp

Thực tiễn cải cách, cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy nếu xác định đúng mục tiêu song không xác định đúng phương thức tiến hành, cách làm, lộ trình và bước đi phù hợp thì cũng khơng thể thành cơng.

Ðối với Ðảng ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng sâu sắc, tồn diện, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người, do đó phải đổi mới tồn diện từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, quan hệ đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp Trung ương đến hoạt động của cấp địa phương và cơ sở.

Ðổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các bộ phận, các khâu của đời sống xã hội, để tạo điều kiện cho chúng phát huy vai trò nhân-quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng đổi mới, làm cho toàn bộ cơ thể xã hội chuyển động.

Tuy nhiên, đổi mới tồn diện và đồng bộ khơng có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, rải mành mành ra mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có sự tính tốn cẩn thận các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt, nắm lấy "mắt xích" chủ yếu trong mỗi thời kỳ. Ðể xác định đúng bước đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, giữa kinh tế và quốc phịng - an ninh... trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Thất bại của cơng cuộc cải tổ ở Liên Xơ có một phần ngun nhân từ giải quyết không đúng mối quan hệ này. Khơng xác định đúng bước đi; nóng vội, hấp tấp sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới; ngược lại quá chậm chạp trong việc đổi mới hệ thống chính trị sẽ cản trở sự phát

triển kinh tế cũng như tồn bộ cơng cuộc đổi mới. Vì vậy, lúc đầu chúng ta tập trung vào đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới hệ thống chính trị; tiếp theo phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị; đổi mới hệ thống chính trị song phải bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, đổi mới vì mục tiêu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải coi đổi mới là động lực; ổn định là điều kiện tiền đề; phát triển nhanh và bền vững là mục đích.

Trong những năm qua, cùng với đổi mới kinh tế và trên cơ sở đổi mới kinh tế, chúng ta đã từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị: đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, mở rộng dân chủ trong Ðảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới hệ thống chính quyền địa phương; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí...

Trong q trình đổi mới, chúng ta không phủ định sạch trơn thành tựu của quá khứ, mà trân trọng và kế thừa những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của cha ông, những thành tựu của cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của văn minh nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tế thị trường, những giá trị trong tư tưởng về Nhà nước pháp quyền - những thứ trước đây bị coi là riêng có của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu của đổi mới hệ thống chính trị trong 20 năm qua đã khẳng định rằng chúng ta khơng chỉ đổi mới kinh tế mà cịn đổi mới cả chính trị, chứ khơng phải như luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động và cơ hội chính trị cho rằng "Việt Nam chỉ đối mới kinh tế mà khơng đổi mới chính trị".

Ngày nay để đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, chúng ta phải bảo đảm tốt hơn sự gắn kết, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Cần đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế; gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Một phần của tài liệu Ch nghia xa hi hin thc va trin vng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w