Kế hoạch và Chiến lược phát triển quốc gia

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển bền vững ở THÁI LAN (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở THÁI LAN

3.3 Kế hoạch và Chiến lược phát triển quốc gia

Mơ hình phát triển bền vững được lồng ghép vào các kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế và xã hội quốc gia của Thái Lan trong các Kế hoạch lần thứ 8, 9, 10 và 11. Các Kế hoạchtuân theo Triết lý của Nhà vua về “một nền kinh tế vừa đủ”, nhằm tăng cường “sức chống chịu” của nền kinh tế bên cạnh mơ hình tăng trưởng thơng thường.

Trong tương lai, Thái Lan sẽ phải đối mặt với một vài thách thức bên trong lẫn bên ngoài. 7 thay đổi cũng là 7 nguy cơ, thách thức, bao gồm: sự thay đổi của các quy tắc và luật lệ toàn cầu, xu hướng tiến tới nền kinh tế toàn cầu trong một thế giới đa cực, dân số già, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, theo kịp tiến bộ công nghệ và đấu tranh chống khủng bố quốc tế.

Thực hiện đường lối của “Triết lý về nền kinh tế vừa đủ”, Kế hoạch Phát triển quốc gia lần thứ 11 (2012-2016) lấy con người là trung tâm phát triển, tăng cường sự tham gia rộng rãi của các thành phần nhằm đạt mục tiêu phát triển cân bằng, tồn diện và thống nhất trong tầm nhìn chung về “một xã hội hạnh phúc, cơng bằng, bình đẳng và bền bỉ”. Kế hoạch cũng bổ sung thêm các định hướng về nền kinh tế xanh, xã hội xanh, hướng tới mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững.

6 chiến lược phát triển ưu tiên bao gồm:

Chiến lược 1: xây dựng xã hội công bằng. Các mục tiêu của chiến lược bao gồm tạo cơ hội để tất cả mọi người được tiếp cận nguồn vốn, nguồn lực và thu nhập; nâng cao thu nhập và tăng cường an sinh xã hội; trợ giúp người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, lao động nước ngồi, người lao động khơng chính thức và các nhóm dân tộc để họ được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội; hỗ trợ các đối tác phát triển để chung sức xóa bỏ bất cơng , giải quyết xung đột một cách hiệu quả và xây dựng một xã hội chất lượng.

Chiến lược 2: Phát triển nguồn nhân lực để xây dựng một xã hội không ngừng học hỏi. Mục tiêu của chiến lược là phát huy tiềm năng của nhân dân Thái Lan thơng qua việc giáo dụccon ngườicó đầu óc có kỷ luật, tư duy tổng hợp, sáng tạo, tơn trọng và có đạo đức; xây dựng gia đình, cộng đồng và mơi trường xã hội phục vụ việcphát triển con người và thích ứng được với những thay đổi kinh tế và xã hội.

Chiến lược 3: Cân bằng an ninh lương thực và năng lượng. Mục tiêu của chiến lược là phát triển khu vực nông nghiệp để sản xuất lương thực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và bảo đảm thu nhập của nông dân, bảo tồn các giống cây thảo mộc và cân bằng sản xuất lương thực và năng lượng thay thế.

Chiến lược 4: Xây dựng nền kinh tế tri thức và cải thiện môi trường kinh tế. Mục tiêu của chiến lược là biến Thái Lan là trung tâm của các sản phẩm sáng tạo và đổi mới trong khu vực. Công nghệ tri thức và sáng tạo là các yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững, cân bằng và toàn diện. Việc phát triển các sản phẩm giá trị và có giá trị gia tăng sẽ được lồng ghép trong mỗi chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Mơi trường kinh doanh cần được cải thiện, cụ thể là phát triển cơ chế thị trường tự do và bình đẳng hơn, xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới logistic chất lượng và tăng cường quản lý rủi ro kinh tế.

Chiến lược 5: Tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế khu vực. Mục tiêu của chiến lược là chuẩn bị và thích ứng trước các thách thức của khu vực và toàn cầu, cụ thể là khi tham gia Cộng đồng ASEAN; tăng cường các lợi thế cạnh tranh về kinh tế và nâng cao vai trò của quốc gia trên trường quốc tế, đồng thời loại bỏ những tác động tiêu cực và các vấn đề quốc tế.

Chiến lược 6:Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường . Chiến lược tập trung vào công tác bảo tồn và khôi phục tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và tiêu thụ theo hướng thân thiện với mơi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Chiến lược về Mơ hình Tăng trưởng mới của Thái Lan

Bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay buộc chúng ta phảitập trung vào các giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm sốt và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của suy thối kinh tế thế giới. Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta cần mở rộng tầm

nhìn ra 5, 10 hay thậm chí 20 năm nữa và hình dung xem thế giới mà các thế hệ tương lai được kế thừa sẽ như thế nào.

Rõ ràng là tăng cường tính cạnh tranh chính là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới phát triển bền vững của Thái Lan và các quốc gia láng giềng. Thái Lan là 1 trong 10 thành viên của ASEAN. 3 trụ cột trong Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN sẽ góp phần tạo ra một thị trường và mạng lưới sản xuất chung, qua đó giúp hình thành chuỗi cung ứng khu vực và tăng cường tính cạnh tranh của các nền kinh tế ASEAN. Mặc dù mỗi nước có thế mạnh cạnh tranh riêng, ASEAN chỉ có thể đạt được mức độ cạnh tranh cao hơn và phát huy hết tiềm năng thông qua tăng cường kết nối.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khả quan trong năm 2012, Thái Lan cần nỗ lực hơn nữa để duy trì tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong dài hạn. Thái Lan cần giải quyết một số vấn đề cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong dài hạn và xây dựng xã hội tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. Để làm được điều này, Thái Lan phát triển mỗi chuỗi giá trị lên trình độ cao hơn nhằm tăng cường năng suất trong khi tạo ra lợi thế cạnh tranh mới một cách bền vững.

 . Tăng trưởng và cạnh tranh. Mục tiêu là duy trì tăng trưởng kinh tế và tăng

cường sức cạnh tranh giúp đất nước thốt khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và bước vào nhóm các nước thu nhập cao trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn đạt 5-6%. Các biện pháp chính bao gồm:

Củng cố các ngành công nghiệp hiện tại, phát triển các ngành công nghiệp tương lai để đem lại nguồn thu nhập mới. Tăng giá trị gia tăng trong khu vực dịch vụ và nơng nghiệp, bảo đảm các nguồn thu chính của đất nước và doanh nghiệp.

Cải thiện môi trường thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư vào khoa học công nghệ và đổi mới nhằm tạo ra các giá trị gia tăng, hồn thiện khn khổ pháp luật nhằm tăng cường sức cạnh tranh quốc gia và cung cấp lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, mạng lưới logistic và công nghệ thông tin chất lượng quốc tế.

Tăng cường sức cạnh tranh thơng qua tận dụng lợi ích của q trình hội nhập ASEAN.

Tăng trưởng toàn diện. Mục tiêu là giảm bất bình đẳng và phân phối lợi ích của tăng trưởng tồn diện. Các biện pháp chính bao gồm:

Tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực và cơ sở hạ tầng, từ đó tạo ra việc làm và bảo đảm thu nhập. Tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội chất lượng. Bình đẳng trước pháp luật. Bảo vệ quyền lợi của công nhân Thái Lan để chuẩn bị cho việc tham gia cộng đồng ASEAN. Thiết lập tiêu chuẩn lao động quốc tế để hỗ trợ di cư lao động trong tương lai. Hợp tác hiệu quả để ngăn chặn khủng bố, tội phạm, ma túy, thảm họa và dịch bệnh.

Chiến lược tăng trưởng xanh tập trung vào phát triển thân thiện với môi trường. Các biện pháp chính bao gồm:

Giảm tiêu thụ năng lượng trong khu vực cơng nghiệp, vận tải và hộ gia đình Tăng cường sử dụng năng lượng sạch. Chuyển dần sang nền sản xuất ít các-bon. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tăng diện tích trồng rừng, giảm thiểu khí nhà kính. Thích nghi và đối phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, Hợp tác tích cực trong khu vực để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững không gây hại tới môi trường.

Quản trị trong nước. Mục tiêu là cải cách hệ thống hành chính cơng. Các biện pháp bao gồm:

Thống nhất các chiến lược tại mọi cấp nhằm thống nhất quản lý vì mục tiêu chung. Tăng cường năng lực chính phủ, củng cố luật lệ và quy định tiên tiến, tăng cường hệ thống luật pháp hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập ASEAN.

Củng cố cơ sở hạ tầng sau các trận lũ lụt là điều vô cùng quan trọng để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư về thị trường Thái Lan. Trận lũ lịch sử năm 2010 đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với kinh tế và xã hội Thái Lan. GDP sụt giảm tại hầu hết các khu vực, đặc biệt là vùng đồng bằng miền trung, nơi hầu hết các nhà máy đều nằm tại đây. Hệ thống vận tải và logistic trong và xung quanh Băng Cốc cùng các vùng lân cận đều bị cơ lập. Ước tính GDP giảm 10 tỉ USD, kéo theo kinh tế tăng trưởng âm(-)8,9% trong q IV/2011, xóa sổ gần như tồn bộ thu nhập trong 9 tháng đầu năm. Tính trung bình cả năm, kinh tế Thái Lan chỉ tăng 0,1%. Nếu so sánh với các thiên tai trên toàn cầu, trận lũ lụt lịch sử này xếp thứ 5 về mức

độ nghiêm trọng, gây ra nhiều thiệt hại - chỉ đứng thứ 2 sau động đất sóng thần ở Nhật Bản vào tháng 3/2011.

Chính phủ Thái Lan đã nỗ lực lớn lao nhằm giảm bớt thiệt hại người dân phải gánh chịu cũng như hỗ trợ họ khôi phục lại của cải bị tàn phá. Chúng tơi đã tích cực giúp đỡ các ngành cơng nghiệp bị ảnh hưởng nhanh chóng phục hồi. Hiện tại, 100% ngành nghề bị ảnh hưởng đã hoạt động bình thường, đóng góp lớn lao vào xuất khẩu và nền kinh tế nói chung trong quý I/2013.

KẾT LUẬN

Qua những nét cơ bản về tình hình kinh tế Thái Lan, ta có thể thấy rõ đây là nền kinh tế phát triển hết sức năng động. Thái Lan đã tận dụng mọi cơ hội để phát triển kinh tế thị trường. Đề ra những chính sách phù hợp ở thời kỳ khác nhau để đạt được tính thiết thực khi áp dụng vào thực tế.

Mặc dù trong quá trình phát triển, nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, đơi khi kinh tế bị chững lại do khủng hoảng, lạm phát, bất ổn chính trị… nhưng kinh tế Thái Lan ln có chiều hướng phát triển đi lên qua từng năm. Trong tương lai, theo kì vọng Thái Lan sẽ khắc phục những khó khăn, phát triển kinh tế, trở thành hiện tượng “thần kỳ của Châu Á”.

Các mục tiêu của phát triển bền vững có thể thực hiện thơng qua “phương cách châu Á”, trong khi đó triết lý “nền kinh tế vừa đủ” nhấn mạnh tầm quan trọng của đường lối dung hòa. Khủng hoảng kinh tế gần đây tại Mỹ và châu Âu nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta chỉ chấp nhận tăng trưởng nhanh chừng nào điều đó mang lại cơng bằng và bền vững.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển bền vững ở THÁI LAN (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w