Cải cách trong chế độ chuyển giao tài chính

Một phần của tài liệu LA NguyenTheVinh (Trang 120 - 122)

3.3. Trọng tâm của phân quyền tài chính tại Trung Quốc hiện nay

3.3.2. Cải cách trong chế độ chuyển giao tài chính

Chuyển giao tài chính bao gồm chuyển giao chi doanh nghiệp và chi chính quyền, tuy nhiên tại Trung Quốc thì chủ yếu là nói đến chuyển giao vốn tài chính giữa các chính quyền với nhau, là một bộ phận của chi tài chính chính quyền Trung ương. Kinh phí được chính quyền cấp trên hỗ trợ phân bổ cho chính quyền cấp dưới được coi là một nguồn kinh phí quan trọng của ngân sách địa phương, về bản chất là chính sách tái phân phối đối với nguồn tài chính cơng phù hợp với chế độ tài chính mang đặc sắc Trung Quốc, có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh mối quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương.

Mục đích của chế độ này là nhằm giảm thiểu những tác động của chính sách phân thuế trong giai đoạn đầu lên ngân sách địa phương, chủ yếu là bù đắp sự thiếu hụt ngân sách địa phương, cân đối lại tài chính Trung ương và địa phương; giảm thiểu sự mất cân bằng theo chiều ngang về phát triển giữa các khu vực; đảm bảo một số hàng hóa và dịch vụ công được cung cấp thống nhất trong cả nước; nâng cao năng lực quản lý tài chính của chính quyền địa phương.

Về hình thức, chế độ chuyển giao tài chính quy định khoản kinh phí được chuyển giao cho địa phương này gồm một phần tiền hồn thuế, phần cịn lại căn cứ vào tính chất các vấn đề cơng mà địa phương chịu trách nhiệm để chia thành khoản là chi thường xuyên (Trung ương căn cứ theo các tiêu chuẩn đã quy định, để phân bổ hỗ trợ kinh phí đối với các nhiệm vụ chi có tính chất

thường xun cho địa phương có ngân sách hạn chế) và chi khơng thường xun (chính quyền Trung ương để thực được mục tiêu hoặc nhiệm vụ đột xuất nào đó mà cấp kinh phí cho chính quyền cấp dưới, chính quyền cấp dưới phải sử dụng theo đúng yêu cầu nhiệm vụ chi mà cấp trên giao). Bên cạnh đó cũng có thể kể đến các khoản chi mà chính quyền Trung ương chuyển cho địa phương để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng phát sinh ngoài ý muốn như thiên tai, dịch bệnh.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì chế độ chuyển giao tài chính cũng đã trải qua nhiều lần đổi mới và ngày càng hoàn thiện, thể hiện ở việc ngày càng tối ưu hóa cơ cấu chuyển giao, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy thì chính những bất cập trong việc phân định trách nhiệm, quyền hạn đối với các vấn đề công tương ứng với quyền hạn, năng lực về tài chính giữa Trung ương và địa phương, kinh tế xã hội phát triển mất cân bằng, chênh lệch phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn… cũng đã hạn chế hoạt động cải cách trong chế độ chuyển giao tài chính để đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền tài chính hiện đại.

Từ năm 2017, các biện pháp cải cách chế độ chuyển giao tài chính đã được đẩy mạnh tại Trung Quốc và vẫn tiếp tục triển khai cho đến bây giờ, cụ thể gồm sáu phương diện chính gồm có: (1) Thúc đẩy chuyển giao tài chính phù hợp với việc phân định rõ trách nhiệm chi và quyền tài chính. Theo đó việc gì thuộc Trung ương làm thì Trung ương chi, việc gì của địa phương về nguyên tắc sẽ do địa phương chịu trách nhiệm chi; (2) Tăng cường bổ sung kinh phí chuyển giao. Cụ thể đặc biệt chú trọng gia tăng chi thường xuyên hướng đến giảm thiểu sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực, tập trung hỗ trợ các vùng khó khăn, bảo đảm địa phương đủ ngân sách hoạt động; (3) Điều chỉnh hợp lý các khoản chi dành nhiệm vụ đặc thù theo hướng xóa bỏ các hạng mục q thời gian, khơng đạt yêu cầu, kém hiệu quả, đồng thời ưu tiên cho các hạng mục quan trọng mang tính tồn cục, tính chiến lược, tính

nền tảng; (4) Từng bước xóa bỏ các hạng mục nhiệm vụ hoặc lĩnh vực mang tính cạnh tranh; (5) Xây dựng kiện tồn quy trình thành lập, đánh giá, rút khỏi vai trò là hạng mục nhiệm vụ đặc thù; (6) Tăng cường công tác quản lý hoạt động chuyển giao chi; (7) Hoàn thiện chế độ chuyển giao chi tại địa phương.

Ngồi ra, có nhiều ý kiến cho rằng sắp tới Trung Quốc cần xây dựng bộ luật về chuyển giao tài chính, quy định rõ mục đích và các nguyên tắc cơ bản, nguồn tài chính và tổ chức, phạm vi tiêu chuẩn, quy trình thực hiện, giám sát quản lý hoạt động chuyển giao tài chính. Lý do là bởi Luật Ngân sách sửa đổi năm 2014 tuy đã quy định rõ chế độ chuyển giao tài chính hiện hành, các vấn đề cơ bản như nguyên tắc, mục tiêu, phân loại cho đến chuẩn hóa cơng tác quản lý hoạt động chuyển giao tài chính song đối với yêu cầu hướng đến xây dựng một nhà nước pháp quyền, quản lý nhà nước bằng pháp luật, thì Luật Ngân sách khơng hồn tồn khơng giúp hồn thiện được hệ thống chế độ về chuyển giao tài chính, tính pháp lý vẫn cịn thấp, nhiều văn kiện chính sách phân tán và các biện pháp quản lý được ban hành còn xung đột mâu thuẫn nhau. Trước mặt Bộ Tài chính Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng bộ Điều lệ về chuyển giao tài chính, hướng tới bộ Luật trong tương lại không xa.

Một phần của tài liệu LA NguyenTheVinh (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)