D. Hoán dụ
Câu 7: Từ diễn tả tâm trạng của nhà thơ qua câu: “Hình như thu đã về” là “mơ hồ”
đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ?
A. Đảo ngữ
B. Nhân hóa
C. So sánh D. Hốn dụ
DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Đề số 01: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, in trong “Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn
học, 1991)
Câu 1. Xác định thể thơ và cách ngắt nhịp của đoạn thơ trên .
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
Câu 3. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa qua dấu hiệu nào và bằng những
giác quan nào?
Câu 4. Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay”, “toả” mà lại dùng “phả”?
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu 3. Câu 6. Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì?
Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Câu 7. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em về một buổi sáng
mùa thu ở quê em
Gợi ý làm bài
Câu 1:
- Thể thơ: năm chữ
- Cách ngắt nhịp: 3 câu đầu ngắt nhịp 3/2; câu cuối 2/3
Câu 2:
- Nhan đề: “sang thu” – khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sáng đầu thu.
Câu 3:
-Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa qua các dấu hiệu: hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ.
-Bằng các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác
Câu 4: Không thể thay từ “phả” bằng từ “bay”, “toả” bởi vì:
- “Phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hồ vào trong gió heo may chốn lấy tâm trí của con người, lan toả khắp không gian.
- “bay”, “toả” sẽ gợi ra sự lan tỏa, chuyển động về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ khơng thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận. => Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.
Câu 5:
- Biện pháp nhân hóa: Sương - chùng chình
-> Tác dụng: Nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dịng sơng êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dịng sơng mùa hạ giơng bão; làm câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức diễn đạt.
Câu 6. Trước khoảnh khắc giao mùa nhà thơ thốt lên :
"Hình như thu đã về".
+ “Hình như”: thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp mơ màng, quyến rũ của thiên nhiên. -> Phù hợp để diễn tả cảm nhận mơ hồ lúc giao mùa.
Câu 7: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
* Hình thức: Đảm bảo về số câu, khơng được gạch đầu dịng, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành
* Nội dung: