Các khuyến nghị

Một phần của tài liệu đề tài tội mua bán người lý luận và thực tiễn áp dụng (Trang 28 - 32)

Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự để rà soát và sửa đổi Luật phòng chống mua bán người và cơ chế chuyển tuyến dịch vụ dành cho nạn nhân buôn bán người cấp quốc gia •Truy tố nghiêm khắc tất cả các hình thức bn người, kết án và trừng trị bọn buôn người, bao gồm các vụ án liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc có cán bộ nhà nước đồng lõa; • Sửa đổi bộ luật hình sự để tội phạm hóa tất cả các hình thức bn bán nơ lệ tình dục trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi phù hợp với

pháp luật quốc tế. • Tiếp tục đào tạo cán bộ về các văn bản hướng dẫn thi hành Điều 150 và Điều 151 Bộ luật Hình sự, tập trung vào việc xác định và điều tra các vụ án về cưỡng bức lao động và buôn người trong nước, bao gồm cả các vụ việc mà nạn nhân là nam giới. • Phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự nhằm cập nhật các văn bản hướng dẫn thi hành về xác định nạn nhân nhằm giảm các rào cản hành chính quan liêu cản trở việc phát hiện nạn nhân và đào tạo các cán bộ liên ngành về việc sử dụng các văn bản hướng dẫn này. • Phối hợp và thực thi có hiệu quả các chính sách giữa các cơ quan chính phủ để xác định và trợ giúp nạn nhân trong số các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người lao động di cư, người hành nghề mại dâm, lao động trẻ em, công dân Bắc Triều Tiên và đào tạo các cán bộ có liên quan về các thủ tục này. • Chủ động sàng lọc và xác định nạn nhân buôn người trong số phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện trong các cuộc kiểm tra đột xuất và thanh tra của cảnh sát đối với các cơ sở kinh doanh tiếp tay cho hoạt động mại dâm. • Từng bước xóa bỏ hồn tồn tất cả các khoản phí tuyển dụng lao động và các hình thức tuyển dụng lao động có tính chất săn mồi đối với người lao động di cư ra nước ngoài hoặc di cư đến Việt Nam, bằng việc tăng cường các nỗ lực giám sát các công ty tuyển dụng lao động và bên thứ ba môi giới lại lao động, truy tố các mạng lưới môi giới lại lao động có tính chất săn mồi hoặc bất hợp pháp. • Mở rộng đào tạo cho các nhân viên cơng tác xã hội, các cán bộ có trách nhiệm phản ứng đầu tiên với nạn bn người và tịa án về các phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm khi làm việc với nạn nhân bn người, trong đó có sự quan tâm hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý. • Tăng ngân sách trung ương cho chính quyền cấp tỉnh để cung cấp các dịch vụ cho nạn nhân bn người tái hịa nhập cộng đồng. • Thực thi và phân bổ đủ nguồn lực cho kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2021-2025. • Mời các chuyên gia độc lập xác minh về việc chấm dứt tình trạng lao động cưỡng bức trong các trung tâm cai nghiện ma túy và cung cấp kết quả xác minh.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây tình hình tội phạm ở Việt Nam vơ cùng nhức nhối, đặc biệt là trong thời kì hậu COVID, một trong số đó là tội phạm mua bán người. Mua bán khơng cịn là tội phạm diễn ra trong phạm vi của một khu vực, mà nó đang ngày càng lan rộng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo nguyệt, có tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Tội phạm mua bán người qua biên giới đã trở thành vấn đề nóng bỏng đặc biệt là khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Mua bán người đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, trong đó có những quyền cơ bản nhất như quyền tự do đi lại, quyền được bảo vệ an tồn tính mạng, sức khoẻ, quyền lao động. Nó để lại hậu quả vơ cùng to lớn cho sức khỏe và tâm lý của nạn nhân, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Nhằm đáp ứng cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến vấn đề mua bán người trong đó có bộ luật hình sự. Hành vi mua bán người lần đầu tiên được hình sự hóa ở Bộ luật Hình sự 1985 với tội mua bán phụ nữ, nhưng do tình hình tội phạm ngày càng phức tạp nhiều hành vi phạm tội khơng có cơ sở pháp lý để xử lý.. Theo Điều 150, mua bán người được hiểu là dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán người như một thứ “hàng hóa”, khơng bao gồm các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người (là những hành vi khác bên cạnh hành vi mua bán xảy ra trong tồn bộ q trình bn bán được bao hàm trong định nghĩa về buôn bán người tại Điều 3 Nghị định thư Palermo năm 2000), không quy định phương thức bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, hay nói cách khác là động cơ, mục đích, thủ đoạn khơng phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm mua bán người. Và đối tượng của tội mua bán người là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Nhưng qua thực tế áp dụng cho thấy nhiều hạn chế rất khó cho các cơ quan tố tụng trong việc chứng minh một hành vi là mua bán người, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt giữa hành vi mua bán với một số hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác có cùng dấu hiệu gây khó khăn trong q trình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán người…. Để phù hợp với pháp luật quốc tế và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, Bộ luật Hình sự nên được sửa đổi cấu thành tội phạm hành vi mua bán người bao gồm bao gồm bất cứ hành vi nào trong quy trình mua bán người, từ tuyển mộ, vận chuyển đến chuyển giao, chứa chấp (che giấu), nhận người. Những hành vi trên phải được thực hiện bằng những thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay các thủ đoạn ép buộc khác, lừa gạt, lạm dụng quyền lực, lợi dụng tình trạng quẫn bách hay bất kỳ thủ đoạn nào khác để bóc lột nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Yếu tố này không áp dụng trong trường hợp đối tượng bị mua bán là trẻ em. Và bổ sung mục đích “bóc lột” là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Việc sửa đổi điều luật như trên sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế vừa nêu trên, tăng tính răng đe, góp phần hạn chế tội phạm mua bán người tăng hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập và tồn cầu hóa của pháp luật hình sự nước ta.

Một phần của tài liệu đề tài tội mua bán người lý luận và thực tiễn áp dụng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)