TT Vấn đề Có Phân vân Khơng
1
Sử dụng được ngơn ngữ, hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu
2 Viết được báo cáo nghiên cứu khoa học
3 Ln lắng tích cực và tơn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá
4 Giải trình, phản biện và bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục
2.4.3. Câu hỏi, bài tập đánh giá NL NCKH
PHIẾU HỌC TẬP
Chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV” (Sinh học 10)
Bài tập 1: VSV phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và rất đa dạng về
chủng loài. Tuy nhỏ bé nhất trong sinh giới nhưng khả năng hấp thu và chuyển hóa của VSV vượt xa các sinh vật bậc cao và chúng có tốc độ tăng trưởng và
cơ chế điều hòa trao đổi chất để thích ứng được với những điều iện bất lợi. Do vậy mà VSV có vai trị rất quan trọng trong tự nhiên cũng như trong hoạt động sống của con người. Trong nông nghiệp, VSV sống trong đất và trong nước tham gia tích cực vào q trình phân giải các xác hữu cơ thành CO2 và các hợp chất vô cơ cung cấp cho cây trồng và các sinh vật khác. Các VSV cố định nito thực hiện việc biến khí nito trong khơng khí thành hợp chất nito cung cấp cho cây cối. VSV tham gia tích cực trong quá trình hình thành chất mùn. VSV là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng trong các thủy vực, là thành phần chủ yếu của các chế phẩm sinh học. Trong công nghệ thực phẩm, VSV là lực lượng sản xuất trực tiếp của công nghiệp lên men. VSV sinh ra rất nhiều sản phẩm trao đổi chất khác nhau, trong số đó có nhiều sản phẩm đã được sản xuất lớn ở quy mơ cơng nghiệp như men bánh mì, rượu etylic, vitamin B2, penicilin, …Trong các nguồn năng lượng mà con người có thể khai thác mạnh mẽ trong tương lai có năng lượng thu từ khối lượng chất sống của VSV. VSV có vai trị quan trọng trong việc phân giải các phế thải nơng nghiệp, cơng nghiệp. Chúng có vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
(Nguồn: Đinh Quang Báo, 2018, Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học THPT, NXB Đại học sư phạm, trang 51)
Đọc các thơng tin trên và hồn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây có ở hầu hết các lồi vi sinh vật ?
1. Kích thước hiển vi
2. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh 3. Sinh sản rất nhanh
4. Phân bố rộng
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3
Câu 2: VSV có 4 kiểu dinh dưỡng chính là quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng,
quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. Dựa vào cơ sở nào sau đây để phân biệt các kiểu dinh dưỡng của VSV ?
A. Nguồn năng lượng và chất vô cơ B. Nguồn cacbon và chất vô cơ
C. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng D. Chất hữu cơ và chất vô cơ.
Câu 3: Nối các nội dung ở cột A với các nội dung ở cột B cho phù hợp:
Cột A Cột B
1 - Sản xuất nước mắm: a- Q trình phân giải prơtêin và tinh bột thực vật của nấm sợi và vi khuẩn.
2 - Sản xuất nước tương: b - Quá trình lên men etylic của nấm men, nấm mốc.
3 - Sản xuất sữa chua: c - Quá trình lên men lactic của vi khuẩn lactic đồng hình.
4 - Sản xuất rượu: d - Quá trình phân giải prơtêin động vật của vi sinh vật có sẵn trong ruột cá.
Câu 4: Trình bày vai trị của VSV trong đời sống, sức khỏe và môi trường? Bài tập 2: Bạn Hoa làm sữa chua ở nhà như sau: chuẩn bị nguyên liệu gồm
1 hộp sữa đặc có đường, nước ấm 400C (1,5 ống nước sôi và 1,5 ống nước nguội), 1 hũ sữa chua làm men cái, ca lớn, nồi ủ và hũ đựng. Thực hiện theo các thao tác: Đổ sữa đặc ra ca lớn, dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1,5 lon nước sôi và 1,5 lon nước đun sôi để nguội vào ca sữa đặc. Quấy đều cho sữa đặc tan hoàn toàn, rồi cho sữa chua men cái vào quấy đều. Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại rồi đem đi ủ. Sử dụng nồi chứa nước ấm để ủ trong 6 tiếng, sau đó lấy ra bỏ ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.
Câu 1: Theo em bạn Hoa thực hiện quy trình làm như vậy đúng hay sai?
Em hãy thực hiện tiến hành làm sữa chua tại nhà để kiểm chứng kết quả?
Câu 2: Nêu hiện tượng em quan sát được khi thực hiện làm sữa chua (màu
sắc, trạng thái, hương thơm, vị ngọt)?
Câu 3: Em hãy giải thích các hiện tượng trên và kết luận về quy trình làm
sữa chua?
Bài tập 3: Bạn Nam quan sát mẹ muối dưa: mẹ Nam cắt nhỏ rau cải từ 3-4
cm, phơi cải ở chỗ nắng nhẹ hoặc râm cho cải se mặt, sau đó rửa sạch và để ráo. Mẹ chuẩn bị nước muối như sau: nước đun sôi để ấm 300C, pha 1 lít nước ấm và 3 thìa café muối (nước muối NaCl - 5-6%) cho vào vại, cho thêm 1 thìa café đường, khuấy cho tan. Tiếp đó cho cải vào, để cải chín đều, mẹ xếp cọng vào trước, sau đó phủ lá lên trên. Dùng một vỉ tre dìm dưa xống, nén thật chặt bằng một hòn đá sạch để dưa ngập trong nước, đậy kín. Sau 2-3 ngày, dưa vàng ươm, có vị chua nhẹ, thơm. Quan sát thấy cách mẹ muối dưa, Nam cho rằng muối dưa rất dễ, tại sao một số người lại cho rằng có “tay” muối dưa. Dựa vào các thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Vấn đề cốt lõi trong đoạn thơng tin trên là gì? Xác định mâu thuẫn
trong tình huống đó?
Câu 2: Giải thích cơ sở khoa học của các thao tác muối dưa sau:
- Khi muối dưa người ta phải phơi cải cho héo (se mặt); - Khi muối dưa phải đổ ngập nước và nén chặt lại;
- Khi muối dưa, người ta thường cho thêm 1 ít nước dưa cũ hoặc 1-2 thìa đường;
Câu 3: Rau quả làm dưa chua phải có điều kiện gì? Nếu khơng đạt được
điều kiện đó phải làm như thế nào?
Câu 4: Tại sao có người thực hiện đúng các công đoạn trên mà dưa vẫn bị
khú? Tại sao có khi trên mặt dung dịch trong vại muối dưa xuất hiện váng trắng? Em hãy chọn một loại rau quả và muối chua để kiểm chứng các lí giải của mình?
Kết luận chương 2
Trong chương 2, chúng tơi đã tiến hành phân tích cấu trúc và nội dung của chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, Sinh học 10, cho thấy có thể áp dụng dạy học chủ đề STEM vào nội dung này và rèn luyện các NL chung và NL NCKH.
Chúng tôi đã đưa ra được quy trình thiết kế và quy trình tổ chức dạy học chủ đề STEM và xây dựng kế hoạch, tiến trình dạy học cho chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” (Sinh học 10).
Trên cơ sở mục tiêu dạy học chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” (Sinh học 10), hướng dẫn việc đánh giá kết quả học tập và đánh giá năng lực đã trình bày trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi thiết kế rubric và bộ công cụ đánh giá NL NCKH.
Ðể kiểm nghiệm giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu, chương tiếp theo nghiên cứu sẽ trình bày phương pháp kiểm nghiệm, đánh giá những kết quả thực tiễn khi sử dụng dạy học STEM phát triển NL NCKH môn Sinh học ở trường phổ thông.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá kết quả của việc sử dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM để phát triển NL NCKH cho HS trong dạy học chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV” (Sinh học 10-THPT).
- Xác định tính khả thi của việc sử dụng hình thức dạy học theo định hướng giáo dục STEM để phát triển NL NCKH cho HS trong dạy học bộ môn Sinh học cấp THPT.
3.2. Nội dung thực nghiệm
- Đề tài được triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021, 2021-2022.
- Các giáo án được thiết kế theo quy trình mà đề tài đã đề ra, có sử dụng các các bài kiểm tra để đánh giá về mặt kiến thức và các phiếu hỏi để điều tra, tìm hiểu tính hứng thú của HS khi học tập thông qua các hoạt động học tập theo chủ đề giáo dục STEM.
3.3. Phương pháp thực nghiệm
- Chúng tôi đã tiến hành dạy ở các lớp: 10C6(TN) và 10C4(ĐC) tại trường THPT Nam Đàn 2 và các lớp của các trường THPT Nam Đàn 1, THPT Lê Hồng Phong, THPT Thái Lão. Đây là 04 ngôi trường đều học chương trình cơ bản, HS hiếu học.
- Đối với lớp thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM để phát triển NL NCKH cho HS theo quy trình đề ra. Nội dung được chọn là chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV”, Sinh học 10.
- Đối với lớp đối chứng, chúng tơi tiến hành giảng dạy theo trình tự các bài của SGK bằng các PPDH tích cực có tham khảo kết hợp giáo án của nhiều đồng nghiệp để soạn giảng.
- Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá sự tiếp thu bài học của HS và NL NCKH dựa trên cơ sở các tiêu chí của NL NCKH đã được chúng tơi nghiên cứu và lựa chọn.
3.4. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm
3.4.1. Phân tích định lượng
a) Kết quả đánh giá nhận thức kiến thức
Với mục đích đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức khi dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho HS chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV” (Sinh học 10) chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng điểm số trong các bài kiểm tra ở các lớp TN và ĐC . Kết quả qua thống kê