Nghề Sản lượng (tấn) Tỉ lệ (%) Khoảng dao động với độ tin cậy 95% (tấn)
Lú 10 0,5 8 12
Lưới 1.989 96,0 1.875 2.103
Rập 73 3,5 69 76
Tổng 2.072 100,0 1.952 2.192
So với các năm trước thì sản lượng ghẹ xanh khai thác trong năm 2018 giảm 42,5% về khối lượng so với năm 2017, giảm 71,1% so với năm 2016; giảm 65,8% so với năm 2015; giảm 66,3% so với năm 2014 và giảm 73,4% so với năm 2013 (Bảng 9). Cơ cấu sản lượng khai thác của từng loại nghề cũng có sự thay đổi, trong
CPUE plot Mean Mean±0.95*SE C PU E (kg /d a y) F leet : 20-90C V 0 3 6 9 12 15 Chinese Trap F leet : < 20C V
QI QII QIII QIV 0 3 6 9 12 15 Gillnet QI QII QIII QIV
Normal Trap QI QII QIII QIV
29
đó, ở năm 2018 tỉ lệ sản lượng khai thác của nghề lưới tăng rất cao, nghề lú và nghề rập giảm (Bảng 8).
Bảng 9. Biến động sản lượng khai thác ghẹ xanh ở vùng biển Kiêng Giang trong giai đoạn 2013-2018
Năm Sản lượng (tấn) Tỉ lệ giảm so với năm trước (%)
2013 7.854 73.4 2014 6.196 66.3 2015 6.111 65.8 2016 7.232 71.1 2017 3.632 42.5 2018 2.072 -
Kết quả thu mẫu đo kích thước hàng quý đối với ghẹ xanh trong sản lượng khai thác ở năm 2018 cho thấy, ở nghề lú 90% số lượng cá thể trong sản lượng khai thác nằm ở nhóm kích thước 60-110mm. Ở nghề lưới rê ghẹ, chiếm ưu thế là các nhóm ghẹ có kích thước 100-140mm (chiếm 76,2%) và ở nghề rập là nhóm ghẹ có kích thước từ 80-110 mm (chiếm 80,6%).
Hình 9. Phân bố tần suất kích thước của ghẹ xanh khai thác ở vùng biển Kiên Giang trong năm 2018
Trong năm 2018, sản lượng khai thác của nghề rập và nghề lú có tỉ lệ ghẹ chưa trưởng thành ở mức cao hơn rất nhiều so với nghề lưới rê. Theo số lượng cá thể thì sản lượng khai thác của nghề lú chiếm 59,83% là ghẹ chưa trưởng thành và 40,17% là ghẹ đã thành thục sinh dục. Ở nghề rập, ghẹ chưa trưởng thành chiếm 46,66% về số lượng và ghẹ thành thục sinh dục chiếm 53,34% (Bảng 10).
30
Hình 10. Biến động sản lượng khai thác ghẹ xanh hàng năm (hình trái) và cơ cấu sản lượng theo từng loại nghề khai thác (hình phải) ở vùng biển Kiên Giang
Sản lượng khai thác của nghề lưới rê chủ yếu là ghẹ lớn, với 93,15% về số lượng là ghẹ đã thành thục sinh dục, ghẹ con chỉ chiếm 6,85% về số lượng trong sản lượng khai thác.
Bảng 10. Tỉ lệ ghẹ xanh còn non và ghẹ xanh thành thục sinh dục trong tổng sản lượng ghẹ xanh khai thác ở vùng biển Kiên Giang năm 2018 theo các loại nghề
Nghề/Fishing Gear Chưa thành thục/Premature Thành thục sinh dục/Mature Tổng/Total
Theo khối lượng
Lú/Chinese Trap 31,98% 68,02% 100,00% Lưới/Bottom Gillnet 2,11% 97,89% 100,00% Rập/Normal Trap 25,73% 74,27% 100,00% Theo số lượng cá thể Lú/Chinese Trap 59,83% 40,17% 100,00% Lưới/Bottom Gillnet 6,85% 93,15% 100,00% Rập/Normal Trap 46,66% 53,34% 100,00%
Phân bố tần kích thước khai thác (CW, mm) của ghẹ xanh khai thác bằng lưới rê, rập và lú trong năm 2018 sau khi đã chuẩn hoá theo tổng sản lượng khai thác được trình bày ở Hình 9 và kích thước trung bình hàng q được trình bày ở Bảng 11. Ghẹ xanh khai thác bằng nghề lú và rập ở vùng biển Kiên Giang có sự biến động lớn về kích thước. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015, kích thước khai thác trung bình của ghẹ xanh bằng các loại nghề khác nhau khơng có sự biến động lớn, kích thước khai thác trung bình của ghẹ xanh bằng nghề lú khoảng 8,5- 10,7mm; bằng nghề rập khoảng 8,1-11,2mm và bằng nghề lưới khoảng 10,6- 12,5mm. Trong tháng 6 và tháng 11, ghẹ xanh có kích thước xuất hiện trong sản lượng khai thác của nghề lú. Đây có thể là ghẹ con mới được bổ sung vào quần thể sau các đợt sinh sản ở tháng 3-4 và 8-9 (Vũ Việt Hà & nnk., 2015; 2014). Kết quý
31
thu mẫu trong năm 2018 cho thấy, ghẹ xanh khai thác bằng nghề lưới ít có sự biến động, trong khi đó ở nghề lú thì kích thước trung bình của nghẹ khai thác trong q I và quý III lớn hơn hơn so với ở quý II và quý IV. Đối với nghề rập, qúy I và quý IV là khoảng thời gian ghẹ khai thác có kích thước trung bình thấp hơn so với quý II và quý III (Bảng 11).
Bảng 11. Thống kê mơ tả kích thước rộng mai (mm) của ghẹ xanh khai thác hàng quý ở vùng biển Kiên Giang, năm 2018
Nghề Quý Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất N Lú Quý I 6,0 9,1 13,0 210,0 Quý II 5,0 8,6 14,0 226,0 Quý III 5,0 9,7 14,0 219,0 Quý IV 6,0 8,6 14,0 154,0 Lưới Quý I 8,0 11,9 16,0 331,0 Quý II 8,0 12,4 18,0 330,0 Quý III 8,0 12,5 18,0 319,0 Quý IV 9,0 12,8 18,0 321,0 Rập Quý I 7,0 9,5 13,0 211,0 Quý II 8,0 10,6 15,0 215,0 Quý III 7,0 10,2 15,0 216,0 Quý IV 7,0 9,5 16,0 209,0 4. THẢO LUẬN
Trong nghiên cứu đặc điểm sinh học quần thể và đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh, sai số có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như: sai số do thiết kế nghiên cứu, sai số trong q trình thu mẫu, sai số từ lựa chọn mơ hình phân tích và sai số khi chạy mơ hình (Smith & Addison, 2003).
Để nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang, phạm vi thu mẫu và kích cỡ mẫu đã được thiết kế đảm bảo cơ bản bao phủ khu vực phân bố của loài trong vùng biển nghiên cứu với các điểm thu mẫu từ vùng biển nơng ven bờ khu vực Hà Tiên, Kiên Lương, Hịn Đất đến các khu vực nước sâu như Hòn Thơm, Hòn Tre. Khi triển khai các hoạt động nghiên cứu, việc thu mẫu sinh học được thực hiện đối với ghẹ xanh khai thác bằng nghề lưới rê và nghề rập. Trong năm 2013, các kết quả phân tích cho thấy, ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang sinh sản rải rác quanh năm, tuy nhiên vẫn có những khoảng thời gian sinh sản rộ hơn (tháng 3, tháng 8, tháng 10 và 11).
32
Kích thước sinh sản lần đầu được xác định là 99,28mm và kích thước bắt đầu thành thục sinh dục là 86mm (Vũ Việt Hà & nnk., 2014). Năm 2014 và 2015 hoạt động thu mẫu sinh học ghẹ xanh tiếp tục được thực hiện và có bổ sung thu mẫu đối với ghẹ xanh khai thác bằng nghề lú. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ghẹ xanh ôm trứng xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm với tỉ lệ khác nhau ở từng tháng. Như vậy, có thể khẳng định rằng lồi ghẹ xanh sinh sản quanh năm và phù hợp với các nhận định đối với các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới (Ehsan et al., 2010; Smith & Addison, 2003; Songrak & Choopunth, 2006).
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đặc điểm sinh học sinh sản và hệ số tử vong tự nhiên của các loài sinh vật. Đối với loài ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang, yếu tố nhiệt độ nước biển tác động đến các đợt sinh sản rộ của lồi khá rõ. Phân tích biến động hàng tháng của nhiệt độ và hệ số thành thục sinh dục của ghẹ xanh cho thấy, các đợt sinh sản rộ thường diễn ra ở các khoảng thời gian nhiệt độ thay đổi đột ngột. Trong năm 2015, hai đợt sinh sản rộ diễn ra vào tháng 3 và tháng 10 trùng với sự thay đổi nhiệt độ từ thấp lên cao ở vùng biển nghiên cứu.
Phân tích cấu trúc quần thể ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang cho thấy, nhóm kích thước chiều rộng mai chiếm ưu thế trong quần thể là 80-110 mm. Kích thước lớn nhất trong sản lượng khai thác là 214 mm, tuy nhiên những cá thể này rất ít gặp. Các cá thể đạt kích thước này, chúng phân bố ở các vùng biển sâu thuộc khu vực đảo Hòn Thơm. Các khu vực khác chỉ gặp các cá thể ghẹ xanh có kích thước nhỏ, trong đó ghẹ khai thác ở khu vực Bãi Bổn - Hàm Ninh có kích thước nhỏ nhất. Cá thể nhỏ nhất bắt gặp trong sản lượng khai thác có chiều rộng mai là 36 mm ở khu vực Hà Tiên trong chuyến thu mẫu tháng 9/2014.
Mặc dù kích thước lớn nhất từng bắt gặp của ghẹ xanh bắt gặp ở vùng biển Kiên Giang là 214 mm, tuy nhiên các nhóm kích cỡ này khơng phổ biến trong sản lượng khai thác do tính lựa chọn của ngư cụ khai thác. Phân tích các tham số của phương trình sinh trưởng von Bertalanffy cho thấy, kích thước cực đại trung bình theo lý thuyết (CW∞) của loài ghẹ xanh là 178,5 mm và hệ số sinh trưởng (k) là 0,98/năm; cao hơn so với kết quả xác định các tham số của phương trình sinh trưởng dựa vào số liệu năm 2013 (CW∞ = 175,88mm; k = 0,99/năm). Trong năm 2017, kích thước ghẹ xanh bắt gặp trong sản lượng khai thác nhỏ hơn so với các năm trước. Kích thước lớn nhất bắt gặp là 160 mm (CW) và nhỏ nhất là 50 mm (CW). Từ dữ liệu về kích thước ghẹ xanh bắt gặp trong năm 2017, các tham số của phương trình sinh trưởng von Bertalanffy xác định được thấp hơn so với các năm trước
33
(CW∞ = 168 mm; k = 0,9/năm). So sánh tốc độ sinh trưởng của ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam với các vùng biển khác cho thấy, tốc độ sinh trưởng của ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang tương đương với tốc độ sinh trưởng của ghẹ xanh ở các vùng biển Bandar Abbas, Northern Persian Gulf, Sikao Bay, Trang Province, Thailand nhưng thấp hơn so với ở vùng biển ven bờ tỉnh Trang, Thái Lan (Bảng 12).
Bảng 12. Các tham số sinh trưởng của ghẹ xanh ở một số vùng biển
Vùng biển Giới CW∞ K ø’ Tác giả
Kiên Giang
(Nghiên cứu này) Đực Cái 177,90 1,20 4,570 175,40 0,94 4,464
Chung 175,88 0,99 4,486 năm 2013
178,50 0,98 4,495 năm 2016
168,00 0,90 năm 2017
Bandar Abbas, Northern
Persian Gulf Đực Cái 168,00 1,20 4,530 (Ehsan et al., 2010) 177,9 1,1 4,542
Chung 172,5 0,98 4,465
Sikao Bay, Trang Province,
Thailand Đực Cái 158,0 154,0 1,3 4,511 (Songrak & Choopunth, 1,2 4,454 2006)
Chung 161,0 1,1 4,455
Coastal Area, Trang Province,
Thailand Đực 179,0 1,5 4,682 (Sawusdee & Songrak, 2009)
Cái 171,0 1,6 4,670
Chung 173,0 1,5 4,652
Trong năm 2018, mẫu kích thước ghẹ xanh được thu thập định kỳ hàng quý được sử dụng để tính áp lực khai thác và các hệ số tử vong trong quần thể. Thông tin sinh học đưa vào đánh giá nguồn lợi gồm CW∞ và K được sử dụng từ kết quả phân tích dữ liệu năm 2017, là dữ liệu được thu thập hàng tháng, đảm bảo độ phủ dữ liệu.
Năng suất khai thác ghẹ xanh của các loại nghề khai thác có sự biến động lớn giữa các tháng trong năm. Trong cùng một đội tàu, năng suất khai thác của từng tàu cũng có sự khác biệt nhất định do sự khác nhau về ngư trường khai thác và kinh nghiệm của ngư dân tham gia hoạt động khai thác. Khi đánh giá sản lượng khai thác, sự biến động năng suất khai thác giữa các tàu khai thác trong cùng đội tàu sẽ gây ra sai số do năng suất khai thác là chỉ số đầu vào của mơ hình đánh giá. Đối với năm 2018, dữ liệu sản lượng và cường lực khai thác được thu thập định kỳ hàng tháng có thể gây ra sai số hệ thống do mức độ phong phú nguồn lợi khác nhau giữa các tháng trong năm, đặc biệt là các tháng trong và sau mùa sinh sản thường có năng suất khai thác cao hơn so với các tháng còn lại trong năm. Để xác định khoảng giao động của sản lượng khai thác, độ tin cậy 95% được áp dụng. Với độ tin cậy 95%, sản lượng
34
khai thác trong năm 2018 ước tính dao động trong khoảng 1.952 - 2.192 tấn và trung bình là 2.072 tấn (Hình 11).
Trong năm 2018, Sở Sở NN&PTNT Kiên Giang đã điều tra lại số lượng phương tiện khai thác và đã thống kê được 1.844 phương tiện khai thác ghẹ xanh, tăng 126 phương tiện so với kết quả điều tra năm 2013. Cơ cấu phương tiện khai thác cũng có sự thay đổi với số lượng tàu khai thác bằng nghề lú giảm và số lượng phương tiện khai thác bằng nghề lưới rê tăng. Với tính lựa chọn ngư cụ, và mức độ xâm hại nguồn lợi của từng loại nghề khai thác thì nghề lưới rê tăng và nghề lú giảm có thể làm áp lực khai thác giảm do số lượng ghẹ con bị khai thác, từ đó lượng bổ sung vào quần thể tăng lên.
Mặc khác, ngư trường khai thác của các tàu lưới rê chủ yếu là vùng nước sâu và tập trung vào nhóm ghẹ có kích thước lớn. Lượng ghẹ con trong sản lượng khai thác giảm đi và cơ hội bổ sung vào quần đàn tăng lên
. Trữ lượng ghẹ xanh trong năm 2018 được tính bằng phương pháp phân tích chủng quần ảo với các tham số đầu vào là hệ số khai thác (E = 0,48), hệ số sinh trưởng (k = 0,90/năm), hệ số chết tự nhiên (M = 1,05/năm tại nhiệt độ nước biển
trung bình là 29oC) và sản lượng khai thác (1.952 - 2.192 tấn) dao động từ là 3,168 –
3,547 ngàn tấn và trung bình là 3,357 ngàn tấn. Như vậy, sản lượng khai thác trung bình đang ở mức 61,7% của trữ lượng nguồn lợi. Ở các năm trước, sản lượng khai thác thường tiệm cận trữ lượng hoặc vượt trữ lượng. Như vậy, có thể thấy ở năm 2018, áp lực khai thác lên nguồn lợi ghẹ xanh giảm và trữ lượng ghẹ xanh ở năm 2018 đã tăng lên khoảng 9,2% so với năm 2017.
35
Với đặc điểm sinh sản rải rác quanh năm nên khả năng tái tạo và phục hồi quần thể đối với ghẹ xanh rất lớn. Kết quả nghiên cứu của Vũ Việt Hà (2015) cho thấy, nếu khơng tính lượng bổ sung hàng tháng vào quần đàn mà chỉ xét sự tăng trưởng về khối lượng của các cá thể trong quần thể ở điều kiện khơng khai thác thì sau 3 tháng trữ lượng quần thể sẽ tăng lên 57,6% so với trữ lượng khởi điểm. Thực tế thì nguồn lợi ghẹ xanh được bổ sung hàng tháng do đó nếu một trong những giải pháp bảo vệ nguồn lợi như hạn chế khai thác có thời hạn ở khu vực bãi ương ni tự nhiên sau mùa sinh sản thì khả năng phục hồi nguồn lợi là rất lớn. Kết quả đánh giá nguồn lợi từ năm 2013 đến 2015 cho thấy, trong các năm 2013 và 2014 sản lượng khai thác hàng năm đều vượt trữ lượng, thể hiện áp lực khai thác lên quần thể rất lớn. Năm 2015, áp lực khai thác giảm và sản lượng khai thác tương đương trữ lượng nguồn lợi. Mặc dù các biện pháp quản lý nhằm giảm cường lực khai thác chưa thực sự phát huy hiệu quả nhưng điều kiện thời tiết thuận, ở đây là yếu tố nhiệt độ nước biển ở vùng biển Tây Nam Bộ, làm cho hệ số tử vong tự nhiên ở năm 2015 giảm so với ở năm 2013 và 2014 có thể là một trong những nguyên nhân làm cho lượng bổ sung vào quần thể ghẹ xanh tăng lên.
Ở năm 2017, trong khoảng tháng 4-5 ghi nhận hiện tượng hải sản chết hàng loạt ở khu vực từ Hịn Đất đến Hà Tiên, trong đó có ghẹ xanh. Kết quả phân tích dữ liệu kích cỡ ghẹ xanh khai thác hàng tháng cho thấy, mặc dù hệ số tử vong do khai thác giảm nhưng hệ số tử vong tự nhiên tăng dẫn đến hệ số tử vong tổng số cao hơn các năm trước đó. Ngồi ra, điều kiện mơi trường thay đổi dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt ngay sau mùa sinh sản chính của ghẹ xanh có thể là nguyên nhân dẫn đến trữ lượng nguồn lợi giảm. Sự suy giảm trữ lượng và độ phong phú nguồn lợi ở năm 2017 đã ảnh hưởng tới sự tái tạo nguồn lợi ở năm sau. Trong năm 2018, mặc dù hệ số tử vong tự nhiên và áp lực khai thác lên quần thể giảm nhưng mức độ tăng trưởng quần thể vẫn ở mức thấp do lượng cá thể bổ sung vào quần thể sau mùa sinh sản ở mức rất thấp.
36 KẾT LUẬN
Trữ lượng nguồn lợi ghẹ xanh năm 2018 ước tính dao động trong khoảng 3,168 – 3,547 ngàn tấn và trung bình là 3,357 ngàn tấn. Trong quần thể ghẹ xanh khai thác ở Kiên Giang, ghẹ chưa thành thục sinh dục chiếm 34,9%; ghẹ trưởng