Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20/6/2017, gồm 8 chương và 48 điều. So với Luật TGPL năm 2006 thì Luật TGPL năm 2017 giảm bớt 04 điều, nhưng do được xây dựng xuất phát từ tinh thần lấy người được TGPL làm trung tâm nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL theo hướng chuyên nghiệp hóa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội nhằm cung cấp kịp thời dịch vụ pháp lý cho người yếu thế khơng có khả năng chi trả kinh phí và những người thuộc diện chính sách thì Luật TGPL 2017 sẽ mở ra một giai đoạn mới cho công tác TGPL.
các tổ chức xã hội, việc tham gia thực hiện TGPL của các tổ chức này phải tuân thủ các điều kiện tối thiểu theo luật định nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể: 1. Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực TGPL theo quy định của luật; 2. Là tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức; 3. Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động TGPL; 4. Không đang trong thời gian phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
- Về quản lý chất lượng vụ việc TGPL: Luật TGPL năm 2017, đặt ra yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nhất là quản lý chất lượng vụ việc TGPL thông qua quy định hồ sơ điện tử của từng vụ việc TGPL được số hóa, cập nhật vào hệ thống quản lý vụ việc TGPL và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu về TGPL. Luật giao Bộ Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.