Chức năng lãnh đạo:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập quản trị học (Trang 28 - 33)

- Định hướng hoạt động theo kết quả cuối cùng

1. Chức năng lãnh đạo:

* Khái niệm

Lãnh đạo là một hệ thống (hay một quá trình) những tác động nhằm thúc đẩy con người (hay một tập thể) để cho họ tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

* Vai trò

- Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản trị, là hoạt động căn bản của nhà quản trị trong doanh nghiệp, nhằm biến “sản phẩm” của hoạch định và tổ chức trở nên hiện thực thông qua việc tác động đến con người.

- Lãnh đạo tốt cịn tạo sự phấn khích của cả tập thể trong quá trình hành động thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

- Bằng sự lãnh đạo có hiệu quả nhà quản trị sẽ khai thác được các động cơ thúc đẩy cá nhân với động cơ chung của cả tập thể để tạo nên sức mạnh chung cho doanh nghiệp.

- Lãnh đạo là cách truyền ý chí cho người khác nên giúp cho nhà quản trị rèn luyện và nâng cao được các phẩm chất, năng lực của nhân viên dưới quyền, tạo ra được đội ngũ lao động biết làm việc và hăng hái làm việc.

- Lãnh đạo giúp cho nhà quản trị xây dựng, củng cố và hồn thiện bầu khơng khí làm việc trong sạch, lành mạnh, tin tưởng và cởi mở với nhau giữa các thành viên trong doanh nghiệp, tạo ra “sức mạnh tinh thần ” của doanh nghiệp.

* Nguyên tắc lãnh đạo

Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu.

Nhà quản trị phải am hiểu động cơ thúc đẩy hành động của các nhân viên, để sử dụng tối đa cơng suất của các động cơ đó. Nhiệm vụ của lãnh đạo là tìm tịi, xác định và khuyếch trương những sự trùng hợp, đồng nhất giữa các mục đích, yêu cầu của từng các nhân với nhau và giữa các cá nhân và doanh nghiệp.

Nguyên tắc 2: Người lãnh đạo phải đóng vai trị là “phương tiện” để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của các nhân viên.

Nguyên tắc 3 nhấn mạnh đến tính kỷ luật sắt trong quá trình quản trị. Trước hết nhà quản trị phải duy trì nề nếp đó bằng kỷ luật, nội quy đã đề ra: kỷ luật là nhân tố đảm bảo sự phát triển của bất kỳ cá nhân nào tại bất ký xã hội nào, bất kể tuổi tác, chức vụ hoặc lĩnh vực chun mơn của người đó.

Nguyên tắc 4: Uỷ nhiệm và uỷ quyền

Trong quá trình lãnh đạo, việc cấp dưới phải thực thi nhiệm vụ của cấp trên, giải quyết công việc của cấp trên là một tất yếu phổ biến. Hơn nữa, nhà quản trị doanh nghiệp là một hoạt động rất phức tạp, vừa tỷ mỉ, mà tổng quát, mà nếu không uỷ nhiệm và uỷ quyền thì khơng thể giải quyết được.

2. Các phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là tập hợp các phương pháp và cách thức mang tính đặc trưng mà nhà quản trị dùng để đưa ra những tác động đến người dưới quyền trong quá trình lãnh đạo, nhằm làm cho họ hồn thành những cơng việc được giao.

Các phong cách lãnh đạo cơ bản gồm có: a. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền có những đặc điểm sau: -Thiên về sử dụng mệnh lệnh

- Luôn chờ đợi sự phục tùng của cấp dưới

- Nhà quản trị chuyên quyền thường chú trọng hình thức tác động chính thức, thơng qua hệ thống tổ chức thứ nhất của doanh nghiệp.

- Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm khắc với mọi hoạt động của cấp dưới.

- Ít quan tâm đến yếu tố con người trong quá trình lãnh đạo mà chủ yếu quan tâm đến kết quả công việc.

Ưu điểm:

- Nhà quản trị chuyên quyền thường năng lực thực sự và tính quyết đốn cao.

- Do có tính quyết đốn cao và dứt khoát khi đưa ra quyết định nên thường mang lại sự lãnh đạo thành công, nghĩa là giúp nhà quản trị đạt được kết quả như mong muốn, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, chớp được cơ hội kinh doanh…

- Nhà quản trị chuyên quyền thì dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, “dám làm, dám chịu” và do vậy phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản thân.

Nhược điểm :

- Có thể mắc sai lầm: Nhà quản trị chun quyền tài giỏi nhưng khơng có nghĩa là khơng mắc sai lầm. Các sai lầm của nhà lãnh đạo thường được sửa bởi người thực hiện nhưng với phong cách này khơng có người giúp họ sửa sai lầm đó. Nhân viên dưới quyền biết nhưng khơng dám nói, nhân viên khơng được phép tự thay đổi các quyết định.

- Khơng phát huy được sáng kiến và trí tuệ của tập thể. Nhân viên dưới quyền phải làm việc theo mệnh lệnh nên mất đi tính sáng tạo và chủ động.

- Quyết định của nhà quản trị thường ít được cấp dưới đồng tình ủng hộ. Vì khơng được tham gia vào quá trình quyết định, khơng bằng lịng với cách nhà quản trị chuyên quyền ra quyết định nên họ không ủng hộ mặc dù biết rằng đó là quyết định đúng.

- Cấp dưới khơng có điều kiện thể hiện khả năng của mình. Về mặt tâm lý, họ khơng thích hay ít nhất là khơng muốn thực hiện nếu khơng muốn nói là phản đối “anh khơng tin tơi thì tơi cũng khơng tin anh”.

b. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ có những đặc điểm sau:

- Thường sử dụng biện pháp tham khảo ý kiến khi đưa ra các quyết định.

- Trong các quyết định, tính mềm dẻo, định hướng và hướng dẫn được chú ý nhiều (không cứng nhắc, gị bó…)

- Khơng địi hỏi cấp dưới một sự phục tùng tuyệt đối mà lôi kéo họ vào quá trình ra quyết định, thực hiện quyết định (tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về nhà quản trị).

- Thường sử dụng các hình thức động viên, khuyến khích, hướng dẫn, uốn nắn… để tác động đến những người dưới quyền.

- Thường sử dụng hình thức tổ chức thứ hai (tổ chức khơng chính thức) Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:

Ưu điểm:

- Phát huy được năng lực và trí tuệ của tập thể, của cấp dưới, tạo điều kiện cho họ sự tự nguyện, nhiệt tình và sáng tạo trong cơng việc, qua đó đạt hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo.

- Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra được ê kíp làm việc trên cơ sở khai thác những ưu điểm của hệ thống tổ chức khơng chính thức trong doanh nghiệp.

- Các quyết định thì được cấp dưới đồng tình, ủng hộ, chấp nhận và làm theo. Nhược điểm:

- Vì những tham khảo ý kiến của những người khác nên các quyết định quản trị có thể thiếu chính xác, thiếu sự quyết đoán, bỏ lỡ thời cơ hay cơ hội trong kinh doanh. - Nhà quản trị dân chủ dễ mắc căn bệnh “ba phải” thậm chí “theo đi” cấp dưới hay trở thành người “rao bán các quyết định”

- Mức độ dám chịu trách nhiệm cá nhân khơng cao nên có thể làm giảm lịng tin của cấp dưới.

- Trên thực tế, có thể xảy ra tình trạng “dân chủ giả tạo” để lấy lòng cấp dưới. c. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do có những đặc điểm sau:

- Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, bng trơi quyền lực của mình và để cho cấp dưới sự độc lập cao và quyền tự do hành động rất lớn, ngay cả quyền quyết định thuộc phạm vi chức trách của mình.

- Rất ít quan tâm đến cơng việc, khơng can thiệp vào tiến trình hoạt động của cấp dưới.

- Mọi công việc của đơn vị đều đem ra bàn bạc trong ban lãnh đạo và biểu quyết tập thể.

Ưu, nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do: Ưu điểm:

Trong chừng mực nhất định, các nhà quản trị chủ động sử dụng phong cách lãnh đạo này sẽ tạo điểu kiện cho cấp dưới phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong công việc, cho phép phát huy tối đa năng lực cá nhân.

Nhược điểm:

Thường dẫn đến việc nhà quản trị khơng kiểm sốt được các nhân viên, lệ thuộc vào cấp dưới, công việc có thể trì trệ do thiếu sự tác động, thúc đẩy và giám sát. Sự lãnh đạo theo phong cách này sẽ không đạt kết quả và hiệu quả như mong muốn của nhà quản trị. Trên thực tế, ngoại trừ trường hợp nhà quản trị chủ động áp dụng phong cách lãnh đạo này, còn đa phần là do họ hoặc do chán nản, bất mãn, không muốn làm việc hoặc do lười nhác, bất tài vô dụng nhưng lại hám danh, thích địa vị…

3. Các phương pháp lãnh đạo trong tổ chức: a. Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản trị vì đối tượng của quản trị là con người một thực thể năng động, là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Tác động - vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế, mà cịn có tác động tinh thần, tâm lý –xã hội.

Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt được phải trái, đúng sai, lợi hại, thiện ác..., từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức.

Phương pháp giáo dục thường xuyên sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sát đên từng người lao động, đây là một trong những bí quyết thành cơng của nhiều nhà lãnh đạo.

b. Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của tổ chức.

Phương pháp hành chính trong quản trị chính là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng các quyết định dứt khốt, mang tính bắt buộc, địi hỏi mọi người trong tổ chức phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.

Vai trị của phương pháp hành chính trong quản trị rất to lớn. Nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong tổ chức, khâu nối các phương pháp quản trị khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hệ thống nhanh chóng.

Phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo hai hướng: Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị.

Phương pháp hành chính địi hỏi người lãnh đạo phải có quyết định dứt khốt, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.

Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Vì vậy, phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống bị rơi vào

những tình huống khó khăn, phức tạp.Đối với những quyết định hành chính thì bắt buộc phải thực hiện, khơng được lựa chọn. Chỉ có người thẩm quyền ra quyết định mới có quyền hạn thay đổi quyết định.

c. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

Thực chất của phương pháp kinh tế là đặt mỗi người, mỗi phân hệ vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình và lợi ích của tổ chức. Điều đó cho phép con người lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đặc điểm của phương pháp kinh tế là tác động lên đối tượng quản trị không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ. Chính các tập thể con người vì lợi ích thiết thân, phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề. Các phương pháp kinh tế chấp nhận có thể có những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề. Đồng thời khi sử dụng các phương pháp kinh tế, chủ thể quản trị phải biết tạo ra những tình huống, những điều kiện để lợi ích các nhân và phân hệ phù hợp với lợi ích chung của tổ chức.

Câu 8: Khái niệm chức năng kiểm tra, mục đích của kiểm tra.

Trả lời:

1. Khái niệm chức năng kiểm tra:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập quản trị học (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)