b, Các biện pháp cụ thể:
3.2.2. Đầu tư và phát triển đội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, phát triển lý luận văn học, nghệ thuật:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở thừa kế và phát triển những quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật đã được thực tiễn khẳng định, xây dựng cơ sở lý luận của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam trong tình hình mới.
Tổ chức nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc thành quả lý luận văn học, nghệ thuật của ông cha ta và thế giới, vận dụng sáng tạo, làm phong phú cho hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi năng lực sáng tạo có cơ hội phát huy, phát triển, khích lệ những tìm tịi, tơn trọng những ý kiến khác nhau về lý luận và phê bình văn nghệ vì lợi ích chung và phát triển lành mạnh của văn nghệ.
Đẩy mạnh cơng tác phê bình, nghiên cứu văn học, nghệ thuật:
Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương phối hợp với Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các hội chuyên ngành thành lập Hội đồng phê bình văn học, nghệ thuật để thúc đẩy hoạt động lý luận, phê bình, góp phần đẩy mạnh sáng tác văn nghệ.
Kiên quyết khắc phục những yếu kém kéo dài của hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật, nâng cao tính khoa học, tính thuyết phục, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh sáng tác, phê bình văn nghệ.
Đổi mới văn học nghệ thuật về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp
sáng tác, sự tìm tịi, thể nghiệm,… nâng cao chất lượng tồn diện nền văn học, nghệ thuật nước nhà:
Trên nền tảng mỹ học mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh, khuyến khích văn nghệ sĩ bám thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; lên án, phê phán không khoan nhượng những tiêu cực, xấu xa đang cản trở sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Tăng cường biện pháp xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng, hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn học, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ đáp ứng yêu cầu tiếp tục
phát triển mạnh mẽ nền văn học, nghệ thuật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Nâng cao chất lượng các trường đào tạo văn học, nghệ thuật; hồn thiện chương trình, nội dung, giáo trình trong các trường cao đẳng, đại học giảng dạy các ngành đào tạo văn học, nghệ thuật (sáng tác, nghiên cứu lý luận, phê bình, biểu diễn, chỉ huy, đạo diễn,…); rà sốt, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với các công tác đào tạo, bồi dưỡng văn nghệ sĩ, đáp ứng yêu cầu đào tạo đặc thù trong lĩnh vực này.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi các năng khiếu văn học, nghệ thuật.
Có chính sách cụ thể giúp đỡ văn nghệ sĩ trong quá trình sáng tác văn
học nghệ thuật:
Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, ban Tuyên giáo các cấp có trách nhiệm thường xuyên cung cấp cho văn nghệ sĩ các thơng tin về tình hình trong
nước và quốc tế như đối với các báo cáo viên của Đảng. Các hội văn nghệ cử những cán bộ chủ chốt luân phiên nhau đi học tập ở các trường Đảng. Nghiên cứu mở một số lớp chính trị, nghiệp vụ bồi dưỡng, các tài năng văn nghệ bằng ngân sách nhà nước.
Có chính sách cụ thể giúp đỡ văn nghệ sĩ thâm nhập vào thực tế theo từng loại hình văn nghệ. Vận động, xây dựng thành phong trào các ngành, các địa phương hỗ trợ, giúp đỡ, cổ vũ văn nghệ sĩ bám cơ sở để sáng tác; triển khai hoạt động bảo hộ quyền tác giả đối với các loại hình văn học nghệ thuật; xây dựng chính sách phát triển nghệ thuật truyền thống, chính sách thu hút, khuyến khích các tài năng văn nghệ.
Trọng dụng nhân tài và phổ biến các tác phẩm có giá trị:
Xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, ưu đãi văn nghệ sĩ có q trình cống hiến, có nhiều tác phẩm tốt, ảnh hưởng tích cực trong xã hội.
Nâng cao chất lượng các giải thưởng văn học, nghệ thuật. Bộ Văn hóa – Thơng tin cần kiện tồn, củng cố các hội đồng thẩm định quốc gia để chọn lọc những tác phẩm có giá trị giới thiệu Nhà nước trao giải thưởng.
Có những chế tài nâng cao trách nhiệm trong việc thẩm định, đánh giá, quyết định việc cơng bố, trình diễn, truyền bá các tác phẩm, đăc biệt trên hệ thống thơng tin đại chúng, phát thanh, truyền hình, dịch vụ biểu diễn nghệ thuật.
Bộ Văn hóa – Thơng tin phối hợp với các hội văn học nghệ thuật giới thiệu những tác phẩm, cơng trình đã được Nhà nước đầu tư, tài trợ, đặt hàng mua và phổ biến những tác phẩm xuất sắc.