1. Chiến lược phân phối
Công ty Asoft hiện đang sử dụng “chiến lược phân phối tập trung” mong muốn đưa các sản phẩm của mình tới các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin áp dụng vào quản trị doanh nghiệp của mình. Thúc đẩy quá trình quản trị, quản lý doanh nghiệp hiện đại, nhanh chóng với các phần mềm được tối ưu hóa hiệu quả mang lại nhiều chức năng và lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng.
• Kênh phân phối, hình thức phân phối
Công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp đưa sản phẩm từ trụ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Hà Nội tới khách hàng của mình. Bằng các nghiệp vụ tư vấn, giới thiệu sản phẩm với khách hàng tiềm năng thông qua internet bằng các công cụ hỗ trợ như yahoo, skype, mail... Kèm theo đó là các dịch vụ hỗ trợ triển khai sản phẩm, ứng dụng trực tiếp trên hệ thống phần cứng mà khách hàng yêu cầu. Sản phẩm sẽ được các kĩ thuật viên chuyên nghiệp của Asoft tới doanh nghiệp mua hàng để khảo sát phần cứng, hệ thống quản lý của khách hàng. Sau đó kĩ thuật viên sẽ trực tiếp cài đặt, vận hành và hướng dẫn nhân viên của doanh nghiệp sử dụng sản phẩm.
Nguyên nhân và mục đích sử dụng kênh phân phối trực tiếp: Do sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường là các phần mềm quản trị doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và lớn. Đặc thù của những sản phẩm là cần tư vấn, hỗ trợ trực tiếp để khách hàng hiểu rõ về giá trị của sản phẩm cũng như cách sử dụng phần mềm đúng cách. Vì đó công ty cần cung cấp các thông tin, dịch vụ trực tiếp tới khách hàng để đảm bảo sức thuyết phục và mang lại giá trị sử dụng cao nhất cho khách hàng của mình. Với hình thức phân phối trực tiếp này sẽ giảm thiểu chi phí cho sản phẩm do không phải chia lợi nhuận cho các bên trung gian. Đảm bảo được tính bản quyền, tránh các sản phẩm do hacker tạo ra với mục đích xấu phân phối ra thị trường.
• Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kênh phân phối markeing
Yếu tố thị trường:
Thị trường kinh doanh chủ yếu của Asoft hiện nay là khu vực miền Nam. Với đông đảo các doanh nghiệp lớn nhỏ, đa dạng về ngành nghề và sự phát triển cao. Đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, nhanh chóng và thuận tiện có khoa học. Đáp ứng được nhu cầu đổi mới áp dụng giải pháp quản trị, quản lý thông minh của khách hàng. Asoft cần đầu tư vào cách thức phân phối sản phẩm chặt chẽ, nhanh chóng có sức thuyết phục cao nhất mới chiếm giữ và kéo được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Yếu tố cạnh tranh
Asoft là doanh nghiệp đi sau trong lĩnh vực kinh doanh này, trong khi đó đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước cung cấp các sản phẩm với các giải pháp mạnh mẽ và có chỗ đứng trên thi trường. Vì vậy công ty cần chọn cho mình chiến lược phân phối hợp lý nhất để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trong thị trường kinh doanh.
Yếu tố sản phẩm
Đặc thù của sản phẩm là các phần mềm hệ thống cần được cài đặt và vận hành trực tiếp trên máy tính (phần cứng) của khách hàng. Các sản phẩm được kí hợp đồng và bán ra đều cần có nhân viên kĩ thuật khảo sát và cài đặt vận hành trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu. Sau đó là quá trình hướng dẫn đào tạo kĩ thuật sử dụng phần mềm đúng cách, có hiệu quả.
• Xu hướng phân phối
Xu hướng phân phối mà công ty đang áp dụng rất hiện đại, thuận tiện và nhanh chóng phù hợp với ngành nghề kinh doanh cũng như đặc tính của sản phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh. Các sản phẩm doanh nghiệp cung cấp có thể trao đổi online về thông tin, mua bán hay hỗ trợ sử dụng sản phẩm. Áp dụng internet vào triển khai các khâu tư vấn bán hàng qua website, yahoo, skype. Sau đó còn có thể kí kết hợp đồng trực tiếp qua mail, qua hệ thống riêng của công ty. Sau đó sẽ có nhân viên kĩ thuật trực tiếp tới doanh nghiệp mua hàng cài đặt phần mềm, vân hành, hướng dẫn sử dụng…
2. Chiến lược xúc tiến
• Xúc tiến bán hàng
Khuyến mại: Hình thức xúc tiến bán hàng này được công ty sử dụng tương đối ít và không nhiều. Lần gần đây nhất là khuyến mại, ưu đãi tri ân khách hàng nhân dịp 10 năm Asoft thành lập:
Với thời gian khuyến mại trong vòng 1 tháng và các sản phẩm khuyến mại đều có giá trị lớn với các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của tổ chức của doanh nghiệp như máy tính bảng, laptop, ổ cứng, bút trình chiếu, bình thủy điện… Nhờ đó công ty đã thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp đang tìm giải pháp áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp.
Chiết khấu: Công ty sẽ trực tiếp giảm giá sản phẩm khi doanh nghiệp kí kết hợp đồng mua bán với số lượng user khác nhau. Khi khách hàng mua với số lượng user sử dụng lớn thì mức giá sẽ thấp hơn mức bình thường và càng mua nhiều user mức giá sẽ càng thấp. Đối với các khách hàng tái mua có nhu cầu mua thêm phần mềm quản trị khác hay mua thêm user sủ dụng sẽ được hưởng mức chiết khấu ưu đãi hơn để kích thích các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm của Asoft hơn.
Gói khuyến mại: Asoft có chương trình khuyến mại theo gói khi khách hàng mua phần mềm tùy thuộc vào mức độ hiệu chỉnh chức năng của phần mềm đó cùng các gói dịch vụ bảo
hành, bảo trì, hỗ trợ khác nhau như: Silver, Gold, Diamondsẽ có các mức giá phù hợp mang lại các ưu đãi và mức hấp dẫn riêng.
• Marketing trực tiếp
Đây là hình thức được doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ nhất, hình thức này thu về được nhiều lợi ích cũng như kết quả hoạt động cao với các công cụ hỗ trợ từ internet, di động và mạng không dây…
Công ty sử dụng điện thoại, mail của mình để trao đổi thông tin sản phẩm với khách hàng, các chính sách ưu đãi chiết khấu… Hình thứ tiện lợi nhanh chóng giảm thiểu thời gian đi lại của nhân viên, tận dụng được nguồn lực nhưng không gây ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ.
Internet và website của công ty được hoạt động gần như hết công suất, luôn túc trực sẵn sàng phục vụ khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm và cần sự hỗ trợ từ công ty.
• Bán hàng cá nhân
Quy trình bán hàng mà công ty đang áp dụng gồm “Khảo sát – tư vấn – triển khai” được chia làm 7 bước chính:
Bước 1: Chuẩn bị dự án, bổ nhiệm nhân sự - thống nhất kế hoạch. Bước 2: Khảo sát phần cứng, qui trình quản lý hiện có của khách hàng. Bước 3: Tư vấn giải pháp quản trị bằng phần mềm.
Bước 4: Thiết lập hệ thống theo giải pháp đã thống nhất. Bước 5: Hướng dẫn và đào tạo sử dụng hệ thống.
Bước 6: Vận hành thử hệ thống trên dữ liệu thực. Bước 7: Nghiệm thu – chuyển giao.