khoán
Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá đi theo những “bước đi ngẫu nhiên” do đó không thể dự đoán được giá tương lai của chứng khoán nhưng PTCB và PTKT đều cho rằng giá là có thể dự đoán được. Vào năm 1905, Karl Pearson là người giới thiệu thuật ngữ “ bước đi ngẫu nhiên”, sau Karl có nhiều cuộc nghiên cứu với lập luận ủng hộ thuyết này. Năm đánh dấu sự phát triển của thuyết thị trường hiệu quả là năm 1965 khi Eugene Fama lần đầu tiên định nghĩa nó, phân tích thực nghiệm giá cổ phiếu và đưa ra kết luận là giá chứng khoán tuân theo “bước đi ngẫu nhiên”. Tuy nhiên, chính Fama cũng đưa ra kết luận rằng lợi tức của cổ phiếu có một sự phụ thuộc nhỏ nào đó chứ không hoàn toàn độc lập. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng ngay từ lúc xây dựng lý thuyết này, những người sáng lập cũng thừa nhận bản thân lý thuyết tỏ ra không chính xác ở một số điểm. [11]
Ngược lại, cũng có nhiều nghiên cứu của học giả theo trường phái tài chính hành vi đã phản đối thuyết thị trường hiệu quả. Điển hình là John Maynard Keynes, ông đã khẳng định rằng hầu hết những quyết định của nhà đầu tư là kết quả của “những tinh thần động vật –animal spirits” (yếu tố tâm lý). Sau đó nhiều cuộc nghiên cứu của các học giả như Alfred Cowles, Edward Jones, Benoit
Mandelbrot, Samuelson, Robert J. Shiller, Stephen F. LeRoy đã chứng minh rằng giá không hoàn toàn ngẫu nhiên và có thể dự đoán được. [13], [18]
3. Học thuyết Dow
Hầu hết các chuyên gia phân tích kỹ thuật đều đồng ý rằng “phân tích kỹ thuật” xuất phát trước tiên từ ý tưởng của Charles Dow, được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal vào những năm 90 của thế kỷ 19. Sau đó, ý tưởng đã được nhiều người phát triển và đặt tên là Lý thuyết Dow (Dow Theory). Lý thuyết này có một số quan điểm chính như sau:
+) Chỉ số phản ánh mọi thứ (The averages discount everything)
Charles Dow cho rằng giá chứng khoán đã thể hiện mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó. Vì vậy, với việc nghiên cứu biểu đồ giá qua một chuỗi thời gian cụ thể, nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng giá trong giai đoạn sau, chứ không nhất thiết phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của giá. Thực chất, nguyên nhân đó đã được thể hiện trong giá.
+) Thị trường có 3 xu thế chính
- Xu thế tăng: những đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước - Xu thế giảm: các đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước
- Xu thế ngang: các đỉnh sau tương đương với đỉnh trước và các đáy cũng vậy Tiếp theo, một xu thế lại chia ra làm ba loại: dài hạn (thường khoảng 1 đến vài năm), trung hạn (khoảng 3 tuần đến 3 tháng), ngắn hạn (dưới 3 tuần). Trong đó, các xu thế ngắn hạn kết hợp tạo thành xu thế trung hạn và xu thế dài hạn cũng được tạo thành bởi các xu thế trung hạn.
Theo Charles Dow, xu thế dài hạn có 3 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn tích lũy, đây là giai đoạn mà những nhà đầu tư thông minh nhất thực hiện mua cổ phiếu. Tiếp theo là giai đoạn có sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư khi mà hầu
giai đoạn này báo chí bắt đầu đưa ra những thông tin kinh tế mang tính chất có lợi cho sự tăng giá. Cuối cùng, “giai đoạn phân phối” diễn ra khi mà những tờ báo bắt đầu in nhiều câu chuyện tăng giá, thông tin kinh tế trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết và lượng giao dịch tăng đột biến. Đây chính là giai đoạn mà những nhà đầu tư thông minh nhất bán cổ phiếu.
+) Các chỉ số cần cho cùng một dấu hiệu
Các chỉ số mà Dow nói đến ở đây là Chỉ số Công nghiệp Dow Jones và Chỉ số Đường sắt Dow Jones. Hai chỉ số này cần phải cùng tăng hoặc cùng giảm với một độ trễ về thời gian nhất định.
+) Lượng giao dịch cần phải xác nhận xu thế
Dow cho rằng lượng chứng khoán giao dịch chỉ là yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ hai, song nó lại góp phần to lớn trong việc khẳng định dấu hiệu tiếp diễn hay đảo ngược cho bởi xu thế là đúng hay sai. Nếu thị trường đang có xu thế tăng (xu thế dài hạn), thì lượng giao dịch nên tăng với mỗi lúc giá lên cao và giảm khi giá xuống thấp và ngược lại đối với thị trường đang có xu thế giảm dài hạn.
+) Một xu thế được cho là sẽ tiếp tục cho đến khi nó cho dấu hiệu là nó sẽ đảo ngược
Đây chính là cơ sở cho việc phân loại mô hình đảo ngược và mô hình tiếp diễn. Quan điểm trên xuất phát từ định luật vật lý về quán tính rằng một vật trong chuyển động có xu hướng tiếp tục chuyển động theo hướng đó cho đến khi có ngoại lực tác động khiến nó thay đổi hướng chuyển động. Theo đó, rất nhiều phương pháp kỹ thuật như hỗ trợ, kháng cự, các mô hình của đồ thị giá, đường xu thế, trung bình động và các chỉ báo được xây dựng trên cơ sở của quan điểm trên. Đó là những công cụ dự đoán giá tương lai của PTKT và sẽ được phân tích cụ thể trong chương II.
4. Tình hình ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thế giới
Cuộc nghiên cứu có quy mô đầu tiên về PTKT của Lukas Menkhoff với 692 nhà quản lý quỹ đến từ 5 quốc gia Mỹ, Đức, Thụy Điển, Thái Lan và Italia vào năm 2003 và 2004 đã chỉ ra nhiều đặc điểm về tình hình ứng dụng PTKT trên thế giới. [15] Sở dĩ những nhà quản lý quỹ được chọn là vì họ càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính hiện đại và khác với những nhà đầu tư cá nhân, họ là những người có kiến thức chuyên môn.
4.1. PTKT là phương pháp phân tích quan trọng nhất nếu khung thời gian phân tích ngắn
Đa số các nhà quản lý quỹ có sử dụng PTKT ở một mức độ nào đó. Tính trung bình trên 5 quốc gia, có khoảng 87% nhà quản lý quỹ sử dụng PTKT. Đặc biệt trong số đó có 18% thích sử dụng PTKT nhất trong 3 phương pháp PTKT, PTCB và phân tích dòng tiền. Tuy nhiên, PTCB vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ra quyết định của các nhà quản lý quỹ. Điều đặc biệt là, nếu khung thời gian dự đoán là ngắn khoảng vài tuần thì PTKT là phương pháp quan trọng nhất.
(Nguồn: [15]) Chú thích:
-US: Mỹ, GER: Đức, CH: Thụy Điển, ITA: Italia, THAI: Thái Lan
- Có khoảng 7% nhà quản lý quỹ Đức không sử dụng PTKT, trong đó có số lượng nhỏ nhà quản lý quỹ sử dụng PTKT khoảng 2%, 5% và 9%. Cộng dồn lại có khoảng 12,3% nhà quản lý quỹ sử dụng PTKT dưới 10%.
Biểu đồ 6: Mức độ sử dụng PTKT, PTCB và phân tích dòng tiền qua trong các khung thời gian dự đoán khác nhau
Nguồn: [15] Chú thích:
Cột màu trắng: Phân tích dòng tiền; Cột màu đen: PTKT; Cột màu ghi: PTCB Intraday: 1 ngày; Days: vài ngày;Weeks: vài tuần; 2-6 months: 2-6 tháng Years: vài năm
US Fund Managers: các nhà quản lý quỹ Mỹ
German Fund Managers: các nhà quản lý quỹ Đức Swiss Fund Managers: các nhà quản lý quỹ Thụy Điển