Tiếp cận nguồn lực đối với phân tích chiến lược

Một phần của tài liệu Bằng chứng cuộc sống suy ngẫm về phát triển bền vững việt nam (2) (Trang 63 - 65)

2 Con người, xã hội và nhà nước

3.1 Tiếp cận nguồn lực đối với phân tích chiến lược

R ✲ C1 ✲ C2 ✲ S ❄ G

Sơ đồ của R.M. Grant xuất phát R (nguồn lực), tại đó sẽ kiểm đếm và phân loại nguồn lực. Cũng ở bước này, chủ thể (doanh nghiệp, ngành hay quốc gia) đánh giá ưu - nhược điểm về nguồn lực của mình so với đối thủ. Đồng thời, cũng kiểm tra và đánh giá các cơ hội có thể sử dụng tốt hơn nguồn lực hiện có. Ở bước C1 (năng lực), người ta xác định những năng lực

5Quan điểm nguồn lực -Resource-based view(RBV) - là một trong những bước tiến quan trọng nhất của lý thuyết kinh tế, bao gồm cả quản trị, được trình bày lần đầu vào năm 1959: [99].

theo nghĩa liệu có khả năng làm gì hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, cũng như mức độ phức tạp tương ứng. Chủ thể kinh tế cũng xác định loại nguồn lực cần để bảo đảm năng lực có thể được thực thi.

Bước C2 (lợi thế cạnh tranh) đánh giá phương thức kết hợp nguồn lực và năng lực thực thi có khả năng sinh lợi vượt trội, trên 2 phương diện: i) khả năng duy trì lâu dài lợi thế ấy; ii) khả năng duy trì mức giá trị gia tăng vượt trội.

Bước S (chiến lược) lựa chọn một chiến lược được cân nhắc sử dụng tốt nhất nguồn lực và năng lực, trước mục tiêu khai thác cơ hội xuất hiện ở bên ngoài hệ thống của chủ thể.

Cuối cùng là một “phản hồi” G (độ chênh), trong đó trong q trình triển khai chiến lược, chủ thể nhận thấy sự chênh lệch về nguồn lực cần được bù đắp/bổ sung. Đó có thể là do nguồn lực bị tiêu hao đi. Cũng có thể độ chênh ấy là do nhu cầu sử dụng nguồn lực lớn hơn dự kiến, hoặc chính q trình tăng trưởng địi hỏi mức nhu cầu gia tăng.

Hình 3.1 phản ánh rất rõ nét trọng số lớn đặt vào nguồn lực trong chu trình thực hiện mục tiêu kinh tế và duy trì sự ổn định, phát triển của hệ thống kinh tế, dù ở quy mô lớn hay nhỏ, ở cấp độ doanh nghiệp hay quốc gia.

Sử dụng và tích lũy nguồn lực ở Việt Nam: Trước tiên, ta hình dung về năng lực chung của tồn hệ thống kinh tế, tiếp đến là những yếu tố nguồn lực liên quan. Hình ảnh biểu diễn số liệu sẽ đóng vai trị trợ thủ đắc lực trong việc đánh giá xu hướng. Sản lượng nền kinh tế - theo thơng lệ được tính qua GDP - có thể quan sát qua Hình 3.2. Kể từ năm 1990, sản lượng thực tế quy đổi theo đơn vị đồng đơla Mỹ (USD) đã tăng lên nhanh chóng, mặc dù có những thời kỳ do biến động kinh tế - xã hội, và các vấn đề nội tại phải xử lý để tái lập cân bằng.

Mức tăng giá trị thực tế của sản lượng liên quan tới một tác nhân quen thuộc: tốc độ tăng trưởng thực tế của sản lượng

Một phần của tài liệu Bằng chứng cuộc sống suy ngẫm về phát triển bền vững việt nam (2) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)