Chân giao tiếp MPU6050: - VCC: 3.3V-5V. - GND: 0V.
- SCL: Chân SCL trong giao tiếp I2C. - SDA: Chân SDA trong giao tiếp I2C.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- XDA: Chân dữ liệu (kết nối với cảm biến khác). - XCL: Chân xung (kết nối với cảm biến khác). - AD0: Bit 0 của địa chỉ I2C.
- INT: Chân ngắt.
Giao tiếp I2C ( Inter – Intergrated Circuit) Giới thiệu về I2C:
Giao thức giao tiếp I2C được phát triển bởi Philips Semiconductors vào đầu năm 1980. Chuẩn giao tiếp nối tiếp 2 dây được gọi là I2C. I2C là tên gọi viết tắt của cụm từ Inter – Intergrated Circuit. I2C dùng để truyền dữ liệu giữa một bộ xử lý trung tâm với nhiều IC trên cùng một board mạch chỉ sử dụng hai đường truyền tín hiệu. Mặc dù I2C được phát triển bởi Philips nhưng nó đã được rất nhiều nhà sản xuất IC trên thế giới sử dụng. I2C trở thành một chuẩn công nghiệp cho các giao tiếp điều khiển, ngồi Philips ra cịn nhiều người phất triển I2C như là Texas Intrument (TI), MaximDallas, analog Device, National Semiconductor,… Bus I2C được sử dụng làm bus giao tiếp ngoại vi cho rất nhiều loại IC khác nhau như các loại vi điều khiển 8051, PIC, AVR, ARM,… chip nhớ như RAM tĩnh (Static Ram), EEPROM, bộ chuyển đổi tương tự số (ADC), số tương tự (DAC), IC điều khiển LCD, LED,…
Đây là một loại giao thức giao tiếp nối tiếp đồng bộ, truyền dữ liệu theo từng bit theo một khoảng thời gian nhất đều đặn được thiết lập bởi tín hiệu đồng hồ tham chiếu.
Đặc điểm:
- Hai đường bus (dây) chung để điều khiển bất kỳ thiết bị trên IC nào trên mạng I2C.
- Tốc độ truyền dữ liệu có thể được điều chỉnh bất cứ khi nào cần thiết. Không giồng như trong giao tiếp UART.
- Cơ chế truyền dữ liệu đơn giản.
- Sử dụng hệ thống địa chỉ 7 bit để xác minh một thiết bị trên IC cụ thể trên bus I2C.
- Các mạng I2C dễ dàng mở rộng. Các thiết bị mới có thể được kết nối đơn giản với hai đường bus chung.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: