NGUYÊN HIẾN VỀ SỐNG ẨN DẬT

Một phần của tài liệu Trí tuệ Khổng Tử (Trang 25 - 26)

Nguyên Hiến tên chữ là Tử Ân, là học trò của Khổng Tử, từng giữ chức Tổng quản trong nhà Khổng Tử. Khổng Tử cấp cho ông ta bổng lộc, nhưng Ngun Hiến từ chối khơng nhận. Khổng Tử nói với Ngun Hiến: "Trị khơng nên từ chối, nếu trị khơng tiêu hết số tiền đó thì hãy đem cứu tế cho bạn bè thân thích đang sống trong cảnh nghèo khổ."

Một hơm, Nguyên Hiến hỏi Khổng Tử: "Thưa thầy, điều gì được cho là sỉ nhục đối với người quân tử?"

Khổng Tử nói: "Khi đất nước và xã hội bình n, chính trị ổn định, người quân tử đứng ra làm những việc thiết thực cho xã hội, cho đất nước. Ngược lại, khi tình hình chính trị đất nước không ổn định, xã hội loạn ly, nếu người quân tử vẫn hưởng bổng lộc mà chẳng làm được gì thì đó chính là điều sỉ nhục".

Sau khi Khổng Tử qua đời, Nguyên Hiến ghi nhớ lời dạy bảo của thầy, cho rằng thiên hạ đang gặp thời loạn lạc chính là lúc người qn tử khơng nên đứng ra gánh vác, vì thế ơng lui về sống ẩn dật.

Nguyên Hiến dựng túp lều trong bụi cỏ lau, mái lợp tranh, cửa liếp đan bằng cọng cỏ dại, lấy chum vỡ làm cửa sổ. Khi trời mưa thì nước dột từ nóc xuống làm nền nhà ẩm ướt. Bất chấp mọi thứ, Nguyên Hiến hàng ngày vẫn ca hát không ngừng, sống vui vẻ trong lều tranh.

Tử Cống cho rằng cách sống của bạn học cũ Ngun Hiến chẳng có gì đáng ca ngợi, tuy nhiên trong lịng vẫn cảm phục. Một hơm, Tử Cống thu xếp đi thăm Nguyên Hiến, ông mặc tấm áo khoác trắng tinh, cưỡi trên lưng con ngựa lớn, sau lưng cho một đám tùy tùng oai vệ theo hầu.

Có người mách trước cho Ngun Hiến biết, ơng liền đội mũ lá sờn rách, đi giày cỏ cũ nát, chống gậy cành lê ra đón ở cửa.

Tử Cống đến trước lều, thấy bộ dạng của Nguyên Hiến như vậy, trong lịng thấy đắc ý, cười đùa rằng: "Coi kìa, ơng bạn cũ hình như đang bị ốm phải khơng?".

Người khơng có tiền của thì gọi là nghèo, kẻ có học mà khơng biết vận dụng vào thực tế thì đáng gọi là bệnh hoạn. Như vậy hiện nay tôi đúng là kẻ nghèo nhưng không phải là bệnh, cịn ơng mới là người đang mắc bệnh trầm trọng đấy!"

Tử Cống nghe xong cảm thấy hổ thẹn, tự biết vừa rồi mình có câu nói đùa q vơ dun. Từ đó Tử Cống càng kính nể Nguyên Hiến hơn.

* Vì sao Nguyên Hiến lại lui về ở ẩn? Hiển nhiên hành động đó trước hết được quyết định bởi nhận thức tư tưởng của ông và hồn cảnh lịch sử lúc đó, nhưng điều này cũng có mối quan hệ với lời dạy bảo của Khổng Tử. Trong thực tế, Khổng Tử ít nhiều cũng theo suy nghĩ của người ẩn sĩ. Về điểm này xưa nay phần lớn giới học giả có xu hướng phủ nhận hoặc không muốn chỉ ra. Sở dĩ họ muốn phủ nhận là do ngay từ đầu họ đã nhận định Khổng Tử là con người "biết rõ không làm được mà vẫn làm", cịn vì sao lại khơng muốn chỉ ra, là vì sợ làm sứt mẻ hình tượng Khổng Tử. Nói cho cùng thì hai điều né tránh này đều khơng cần thiết. Tính cách của con người vốn dĩ hết sức phong phú và phức tạp! Vậy thì tại sao chúng ta lại khơng chấp nhận và thưởng thức điều đó?"

Một phần của tài liệu Trí tuệ Khổng Tử (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)