4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lựcchuyên môn cho GV các trường THPT chuyên môn cho GV các trường THPT
4.1. Các yếu tố khách quan
* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thơng qua hoạt động bồi dưỡng
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý hoạt động BD GV, mang tính chất định hướng, chỉ đạo cho tồn bộ q trình thực hiện bồi dưỡng. Các chính sách cụ thể liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua hoạt động bồi dưỡng GV.
Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường và ngành giáo dục, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục năm 2019. Ngày 15/9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT- BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Luật Giáo dục yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn “Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên mơn nghiệp vụ”. Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chun mơn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và ch̉n hố nhà giáo.
Bên cạnh Luật Giáo dục, Điều lệ trường THPT cũng quy định: Trình độ chuẩn của giáo viên THPT là tốt nghiệp ĐHSP. GV chưa đạt trình độ chuẩn quy định này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đạt trình độ chuẩn.
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2012-2020 được ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 có nêu "Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Đến năm 2020 có 80% số GV mầm non và 100% số GV tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số GV THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên; 20% số GV các trường trung cấp nghề và 35% số GV các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 80% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 15% là tiến sỹ; 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 30% là tiến sỹ" [8].
Như vậy có thể nói, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng đến bồi dưỡng GV. Đây là hành lang pháp lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực của người GV cũng như đáp ứng yêu cầu của XH.
Yêu cầu đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT
Trong Nghị quyết Số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương [1] về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra biện pháp: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng
và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các GV tiểu học, THCS, GV, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.
Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên
Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV có vai trò rất quan trọng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã đo được mức độ ảnh hưởng của các yếu tổ đầu vào trong hoạt động này.
4.2. Các yếu tố chủ quan
Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng
và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên
Nhận thức của GV và cán bộ quản lý: Nhận thức và tầm nhìn chiến lược sự phát triển giáo dục của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường THPT là yếu tố quan trọng quyết đinh đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV. Nhận thức của GV giúp họ thấy được nhu cầu bồi dưỡng là cấp thiết, nếu khơng bồi dưỡng thì khơng thể giảng dạy tốt, do đó GV sẽ xây dựng ý thức tự học ở mọi lúc mọi nơi, học ở sách vở, học ở đồng nghiệp.
Trình độ, năng lực GV: Là tiền đề quan trong giúp GV tiếp thu kiến thức. GV được đào tạo chính quy sẽ có kiến thức cơ bản, nền tảng cho quá trình giảng dạy, học có khả năng tiếp cận nhanh với những yêu cầu mới. Những GV chưa được đào tạo chính quy, trình độ năng lực hạn chế sẽ khó khăn hơn trong việc cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn nhất là chuyên môn sâu của các mơn học, những GV này ngồi những kiến thức về môn học còn cần được bồi dưỡng về nghệ thuật sư phạm. GV có trình độ có
khả năng lập kế hoạch sát thực tế, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện dạy học mới, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục hiện nay.
Đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng
Chất lượng của đội ngũ giảng viên, GV tham gia hướng dẫn, giảng dạy, bồi dưỡng có vai trò quyết định chất lượng cơng tác bồi dưỡng GV. Việc sử dụng đa dạng các lực lượng, thành phần tham gia vào quá trình bồi dưỡng sẽ giúp GV các trường THPT có cơ hội học tập, tiếp thu được nhiều tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm từ những giảng viên để khơng ngừng nâng cao và hồn thiện năng lực nghề nghiệp của mình.
Tóm lại Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV các trường THPT là sự tác động có hướng của chủ thể quản lí tới các đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Nói cách khác, đây là q trình lập kế hoạch, tổ chức triển khai bồi dưỡng, lãnh đạo và kiểm tra công việc bồi dưỡng để nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Quy trình quản lý hoạt đông bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV THPT bao gồm các bước như: Đánh giá năng lực chuyên môn của GV trong các trường THPT; Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV; Xác định mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng như là các khâu chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch; Xây dựng kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng.
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương Khoa học
quản lí , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2016), Quản trị chất lượng NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
7. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục.
8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".